Môi trường sống của sinh vật là gì? Cấp độ tổ chức, phân loại và bảo vệ

Môi trường sống của sinh vật là gì? Chúng ta thường tò mò về các loại sinh vật, chúng như thế nào, chúng sống ở đâu, chúng cộng sinh như thế nào. Các nhà khoa học tìm cách trả lời các câu hỏi này và những điều khác về sinh vật sống trên trái đất. Sau đây là tổng hợp những thông tin về môi trường sống của sinh vật.

Khái niệm về môi trường sống của sinh vật

Môi trường sống của sinh vật là không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng. Tùy vào mỗi loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong những môi trường sống khác nhau. 

Không gian bao quanh của các loài sinh vật

Ví dụ:

  • Cá sống trong môi trường nước, chúng có vảy và có thể bơi trong nước
  • Chim sống trên không, cúng có cánh và có thể bay cao

Mặt khác, cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi chúng là nơi lấy thức ăn, nơi ở của các loại sinh vật khác. 

Ví dụ:

  • Cây xanh là nơi ở của các vi sinh vật nấm và ký sinh
  • Ruột người và động vật là môi trường sống lý tưởng cho các loại sán, giun

Cấp độ tổ chức trong môi trường sinh vật

Có 4 cấp độ tổ chức cơ bản trong môi trường sinh vật có thể kể đến như: sinh vật, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

  • Sinh vật: Các sinh vật sống trong môi trường đều là sinh vật, ví dụ như thực vật, nấm, động vật và vi sinh vật.
  • Quần thể: Là nhóm các cá thể từ cùng một loài sống trong một khu vực cụ thể 
  • Ví dụ: Vẹt đuôi dài, khỉ đuôi dài và khỉ mũ là các quần thể sinh vật sống trong rừng Amazon.
  • Quần xã: Được tạo thành từ tất cả các quần thể sinh vật tương tác với nhau, chúng có thể cạnh tranh thức ăn hoặc một loài có thể săn loài kia để làm nguồn thức ăn. Các loài trong cùng cộng động cũng có thể giúp ích cho sự tồn tại của các loài khác.

Ví dụ: Trong rừng xanh, chú khỉ ăn mật hoa, khi nó uống mật hoa, phấn hoa sẽ bám vào lông trên mặt của nó. Khi con khỉ uống mật hoa của bông hoa khác nó sẽ truyền phấn hoa từ mặt mình sang bông hoa và hỗ trợ cho quá trình thụ phấn của những bông hoa.

Hệ sinh thái: Hệ sinh thái tạo thành từ cộng đồng sinh vật trong khu vực và môi trường quanh vi sinh vật. 

Môi trường sống của sinh vật là gì – Hệ sinh thái phát triển

Ví dụ: Rừng nguyên sinh gồm các loài động thực vật và các yếu tố phi sinh học như ánh sáng mặt trời, đất và đá, nước là ví dụ về hệ sinh thái khác gồm đồng cỏ, sa mạc, đại dương, đất, nước.

Có những loại môi trường sống sinh vật nào?

Môi trường sống sinh vật rất phong phú và đa dạng, chúng có thể sống dưới nước, trên cạn và cũng có thể bay trên bầu trời. Dựa vào các yếu tố này, người ta chia môi trường sống sinh vật thành các loại:

Môi trường đất

Trong lòng đất thường có các loại sỏi, đá, cát,… tùy vào đặc tính của từng loài mà chúng sẽ sống ở trong các loại đất phù hợp. có sinh vật sẽ thích nghi với đất ẩm nhưng có những loài sinh vật lại thích nghi với đất có độ ẩm thấp.

Có thể kể đến như:

  • Giun sống trong lòng đất
  • Các loài Tê Tê có thể bơi trong cát
  • Chuột dúi sống trong lòng đất.

Môi trường nước

Trong môi trường nước được chia ra các loại nước khác nhau như: nước ngọt, nước lợ, nước mặn…

Ví dụ: Cá rô phi, Cá trắm, Cá chép  sống trong nước ngọt, 

  • Cá thu, cá chim, cá ngừ sống trong nước mặn
  • Đặc điểm của tôm càng xanh là sống ở nước ngọt còn tôm thẻ chân trắng là sống ở nước lợ.
  • San hô và rong biển chỉ sống được ở nước mặn mà không thể sống ở môi trường nước ngọt.
Sinh vật sống trong môi trường nước mặn

Môi trường trên cạn

Mặt đất là môi trường sống của nhiều loài sinh vật bao gồm cả con người. Mặt đất gồm đồi núi, bầu khí quyển, đồng bằng,… Có thể nói, mặt đất là môi trường sống của nhiều sinh vật nhất. Ví dụ:

  • Các thực vật có trên mặt đất như: cây lương thực, cây xanh, cây ăn quả…
  • Các loại gia súc và gia cầm như: vịt, lợn, gà,…
  • Các loài chim, cò, vạc, cú,…

Môi trường sinh vật

Sinh vật là môi trường sống của các sinh vật khác. Ví dụ: Các loại cây xanh là môi trường sống của khí, bộ lông chó là nơi cư trú của bọ, giun sán sống trong ruột của động vật và người.

Sự ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đối với sinh vật

Môi trường sống của sinh vật phải chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố về lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và con người. Những yếu tố này chi phối nhau và tác động xấu hoặc tốt đến môi trường sống. Cụ thể:

  • Ánh sáng: Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống sinh vật trên trái đất, chịu ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lý của thực vật.
  • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sự phân bổ của các loài sinh vật, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 0 – 50 độ C. 
  • Độ ẩm: Điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết động vật, đặc biệt quá trình quang hợp thực vật. 
Môi trường phải chịu các ảnh hưởng bởi ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

Bài viết tương tự: Môi trường sống của con người bao gồm những gì? Vai trò và tác động của môi trường

Cách bảo vệ môi trường sống sinh vật

Môi trường bị tàn phá nặng nề, khí hậu khắc nghiệt, mưa lũ, bão quét thất thường, ô nhiễm nước, suy thoái đất,… Đó là vấn đề toàn nhân loại phải đối mặt, liệu ngày tận thế là có thật? Vì thế, việc bảo vệ môi trường sống của sinh vật là việc làm cần thiết mà bất cứ ai cũng cần phải thực hiện. Các việc làm cụ thể như: 

  • Tiết kiệm điện nước mọi lúc mọi nơi. Tuyên truyền khuyến khích người dân dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
  • Nói không với các loại túi nilon, chai nhựa, ly nhựa dùng một lần.
  • Phân loại rác thải đúng quy định bằng thùng rác nhựa
  • Giữ gìn cây xanh, lên án và phê phán các trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh khu vực công cộng.

Với môi trường nước thì không vứt rác, xác chết của động vật xuống ao, hồ, sông, bờ biển.

Chỉ với một hành động nhỏ vài phút mỗi ngày là chúng ta đã góp sức bảo vệ môi trường sống của sinh vật. Nếu bạn dành thời gian để tìm tòi và khám phá về môi trường sống sinh vật rất đa dạng và phong phú. Hy vọng, những chia sẻ về môi trường sống của sinh vật là gì đã giải đáp những vấn đề mà bạn đọc còn thắc mắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon