Môi trường sống của con người bao gồm những gì? Vai trò và tác động của môi trường

Môi trường sống của con người là gì? Môi trường sống bao gồm những loại nào là câu hỏi được trả về khá nhiều từ phía phụ huynh và giáo viên. Trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn cho các con em học trò, quý thầy cô không thể thiếu những giải đáp khó trong kiến thức sinh học. Đây là một vấn đề quan trọng và cần được giải đáp kỹ lưỡng để giúp các bạn nhỏ vừa dễ hiểu vừa nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường.

Để giúp quý phụ huynh và thầy cô có thể giải đáp được các vấn đề này cho con em, bài viết dưới đây là tổng hợp các thông tin về môi trường sống con người. 

Môi trường sống của con người là gì?

Môi trường sống con người là nơi tồn tại sự phát triển và sự sống của con người, đây là khái niệm rộng, ảnh hưởng đến sự sống, sự việc và hoàn cảnh xung quanh của con người. Đây là không gian sống, cung cấp các nguồn tài nguyên, chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. 

Chốt lại: Môi trường sống của con người bao gồm các điều kiện hóa học, sinh học, vật lý và xã hội liên đới đến con người có ảnh hưởng đến sự phát triển, sự sống của từng cá nhân, cộng động và loài người trên hành tinh.

Không gian sống xung quanh con người

Môi trường hiểu theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho quá trình sinh sống và sản xuất của con người như không khí, nước, ánh sáng, đất, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên,…

Môi trường sống của con người nghĩa hẹp là các nhân tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường học sinh gồm nhà trường và thầy giáo, bạn bè, nội quy trường lớp, tổ chức đoàn đội.

Môi trường sống của con người bao gồm những loại nào?

Môi trường xã hội

Đây là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, cam kết, thể chế, ước định, quy định,… ở nhiều cấp khác nhau như: Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, làng xã, cơ quan, họ tộc, gia đình, nhóm tổ… Môi trường xã hội định hướng các hoạt động con người theo khuôn khổ nhất định, tạo sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, giúp cuộc sống con người khác với sinh vật khác.

Môi trường nhân tạo

Môi trường sống của con người có thể kể đến như môi trường nhân tạo. Được biết đến là các nhân tố do con người tạo ra, làm nên các tiện nghi trong cuộc sống có thể kể đến như: máy bay, văn phóng, ô tô, hồ bơi, công viên nhân tạo,… Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người phụ thuộc vào con người, con người không tác động lên thì các thành phần của môi trường nhân tạo có thể bị hủy hoại.

Công viên nhân tạo (Ảnh sưu tầm)

Môi trường tự nhiên

Môi trường mang đến không gian và điều kiện cho con người tồn tại, sinh sống, như: khí hậu, địa chất, nước, địa hình, sinh vật, đất trồng,…giúp cuộc sống con người phong phú hơn về cả tinh thần lẫn vật chất.

Vai trò của môi trường đối với đời sống và xã hội

Để đảm bảo sự sống của con người, môi trường là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất vì:

Môi trường tạo ra sự sống cho con người

Môi trường là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và quá trình sản xuất của con người. Dễ dàng nhận thấy ngành sản xuất đều gắn với tài nguyên thiên nhiên như:

  • Trồng lúa cần đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu thô như đất, sỏi, đá, xi măng, thép, sắt,…
  • Rừng tự nhiên phục vụ chức năng cấp nước, gỗ để bảo vệ sự đa dạng sinh học và qua đó cải thiện môi trường hệ sinh thái.
  • Biển cung cấp nguồn hải sản như cá, tôm,… phục vụ cho nhu cầu sinh sống của con người.
  • Động vật và thực vật cung cấp lương thực dồi dào để phục vụ đời sống con người.
  • Không khí, năng lượng mặt trời, gió, nhiệt độ,… là nguồn điện năng, sự sống trực tiếp cho con người. 

Vì thế, có thể thấy con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Môi trường sống của con người sẽ thực sự đảm bảo khi các loại môi trường bao quanh không bị tác động tiêu cực. Bởi không có môi trường thì không có sự sống của con người.

Môi trường tạo ra nguồn năng lượng tự nhiên

Môi trường là nơi chứa đựng phế thải

Trong quá trình sinh sống, con người giống như một hòn đảo thải tất cả các phế liệu, chất thải vào môi trường. Những loại rác thải này, dưới tác động của vi sinh vật sẽ bị phân hủy và biến đổi theo quá trình sinh địa hóa rất phức tạp. Qua quá trình biến đổi tự nhiên, chất thải có thể tái sử dụng dưới những dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố ảnh hưởng đến môi trường sống.

Môi trường cung cấp thông tin cho con người

Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa của sinh vật và vật chất, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa loài người.

Cung cấp các chỉ thị trong không gian và mang tín hiệu, báo động sớm các hiểm hóa cho con người và sinh vật sống như bão, núi lửa, động đất. 

Bảo vệ môi trường sống của con người khỏi tác động bên ngoài

Thành phần môi trường giúp bảo vệ đời sống con người và sinh vật khỏi tác động bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển giúp hấp thụ và phản xạ trở lại tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Để trong quá trình làm việc và hoạt động con người không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím.

Môi trường sống của con người bao gồm tầng Ozon

Tác động của con người với môi trường

Hiện nay, một số những hoạt động của con người gây ra các hiệu quả tiêu cực với môi trường. Những thiệt hại cho môi trường như suy giảm tầng ozon, mưa axit và suy thoái đất do con người gây ra vì tình trạng chặt phá rừng, ô nhiễm và mất đi sự đa dạng sinh học. 

  • Suy giảm tầng Ozon: Việc con người sản xuất các chất hóa học như chlorofluorocarbons (CFCs), hydrochlorofluorocarbons (HCFCs) là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Những hóa chất này thường sử dụng trong máy điều hòa, bình xịt.
  • Mưa axit: Xảy ra do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than và dầu, cháy rừng và sự đốt của nhiên liệu. Khi những vật liệu này bị đốt cháy, chúng sẽ giải phóng lưu huỳnh và oxit nito khi bay lên bầu khí quyển tạo thành axit sunfuric và nitric
  • Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ ô tô, nhà máy điện và cả đám cháy ngoài trời nhé. 
  • Ô nhiễm nước: Sự ô nhiễm của các vùng nước như hồ, sông và đại dương. Nó có do các nguyên nhân như nước chảy từ vùng đất nông nghiệp, nước chảy từ nhà máy và nhà máy xử lý nước thải, nước thấm từ bãi rác và chất thải nhựa từ lưới đánh cá.
  • Ô nhiễm ánh sáng do sử dụng nhiều ánh sáng nhân tạo, tạo ra từ các loại đèn pha, đèn đường và bảng quảng cáo, nó dẫn đến những tác động tiêu cực với môi trường. 
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái

Bài tiếp theo: Môi trường sống của thủy tức là gì? Cấu tạo và hoạt động của thủy tức

Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta?

Chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ hành tinh chúng ta và nguồn tài nguyên của nó. Mỗi chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt, cả khi đó là việc đơn giản như tắt đèn khi ra khỏi phòng hoặc tái chế chai nhựa.

  • Giảm khí thải carbon bằng cách sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng phương tiện công cộng và sử dụng thực phẩm thừa để làm thùng ủ rác hữu cơ.
  • Tham gia các hoạt động trồng rừng và hỗ trợ hệ sinh thái của chúng ta ngày càng xanh và môi trường trong lành.
  • kêu gọi các doanh nghiệp về phương án xử lý chất thải công nghiệp, giảm sự phụ thuộc với các nguyên liệu hóa thạch như than, dầu, nhựa…
  • Đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng thiên nhiên như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nước,…
  • Phân loại rác thải bằng thùng đựng rác và có phương án xử lý khoa học 
  • Nói không với các loại túi nilon, chai nhựa, ly nhựa dùng 1 lần

Trên đây là những thông tin về môi trường sống của con người, môi trường là yếu tố tác động mạnh mẽ lên sự sống của con người. Với thực trạng môi trường ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hiện nay, việc giảm thiểu tiêu thụ rác thải và phân loại chất thải là điều rất cần thiết. Một việc làm nhỏ như vứt rác vào thùng đúng quy định cũng có ý nghĩa lớn khi được lan tỏa đến mọi người, mọi nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon