Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam và những tác động của đô thị hóa

Hiện nay trên cả nước có 833 đô thị các loại, tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,3% trong 6 tháng đầu năm 2020. Đô thị hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế, thay đổi phân bổ dân cư. Để biết thêm về tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam cùng Nhựa Thuận Phong tham khảo bài viết dưới đây.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam trong thời gian qua

Mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đô thị hóa là xu thế tất yếu để quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Đô thị hóa có tác động không nhỏ đến hệ sinh thái và kinh tế khu vực. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi để tiêu thụ sản phẩm các loại hàng hóa có giá trị cao. 

Tốc độ đô thị Hóa ở Việt Nam tác động đến sự phát triển của nền kinh tế

Đây là nơi sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài. Tuy vậy, đô thị hóa sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do người lao động phải chuyển đến thành phố. Thành thị chịu áp lực thất nghiệp, quá tải vì cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo. 

Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh từ vấn đề đô thị hóa là chênh lệch về thu nhập, khoảng cách giàu nghèo. Sự phân hóa này có thể thấy giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các nhóm thu nhập trong xã hội, giữa các vùng kinh tế, giữa các địa phương,… số người giàu tăng lên và là nhóm sở hữu nhiều của cải, vật chất trong xã hội. 

Hệ quả là sự chênh lệch giàu nghèo diễn ra dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ đô thị như việc làm, môi trường, y tế, cấp điện, giáo dục. 

Các thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh

Số đô thị hóa trên cả nước đã tăng lên là 833 tính đến tháng 6 năm 2020 gồm 2 đô thị đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, 22 đô thị loại I và 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 88 đô thị loại IV và 652 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước chừng đến cuối 2020 khoảng 40%.

Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh

Trong 10 năm qua, dân số ở khu vực thành thị liên tục tăng cao do tác động của quá trình đô thị hóa nhanh và rộng khắp các địa phương trên cả nước. Năm 2019, dân số khu vực thành thị của nước ta ước tính vào 33.059.735 người, chiếm 34,4% so với dân số cả nước. Tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8 điểm % tính từ 2009 đến nay.

Việt Nam là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực với 290 người/km2 tăng 31 người/km2 so với 2009. Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước là Hà Nội với 2.398 người/km2 và TPHCM là 4.292 người/km2.

Đặc điểm của đô thị hóa tại Việt Nam

Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa

Quá trình công nghiệp hóa là tiền đề hình thành đô thị hóa khi gia tăng số lượng và quy mô cơ sở sản xuất. Mặt khác, hệ thống đô thị được hình thành cùng sự phát triển về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa phát triển, mở rộng quy mô và hình thành các khu công nghiệp mới. 

Đô thị hóa diễn ra không đồng đều ở các địa phương, vùng miền

Năm 2010, từ 772 đô thị tăng lên 862 đô thị trong năm 2020, trong đó 2 đô thị đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM, 23 đô thị loại I, 32 đô thị loại II. 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V chủ yếu là thị xã thuộc thị trấn hoặc tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa 2020 tăng lên 9% so với năm 2010.

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tăng nhanh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế

Mật độ dân số ở đô thị lớn tăng cao: Song song với sự gia tăng số lượng đô thị là sự gia tăng về dân số thành thị, đặc biệt ở khu đô thị lớn. Năm 2020, dân số nước ta là 97,58 triệu người, trong đó dân thành thị là 35,93 triệu người, chiếm 36,82% tổng dân số, tăng 6% so với năm 2010. Dân số thành thị tăng vì tác động của di cư từ nông thôn sang thành thị để học tập và làm việc chủ yếu độ tuổi từ 15 – 39 chiếm tỷ lệ 84%.

Theo công bố trong Niên giám thống kê hằng năm, vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 vùng có tỷ lệ di cư thuần cao nhất cả nước tương ứng 3% và 18,7% vào năm 2020, đặc biệt 1 số địa phương tập trung khu công nghiệp như Bắc Ninh 35,8%, Đồng Nai 8,2%, Bình Dương 59,6% và Bà Rịa – Vũng Tàu 3,2%.

Bài tiếp theo: Các Danh Lam Thắng cảnh Ở Việt Nam Nên Đi 1 Lần Trong Đời

Một số tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Ảnh hưởng đến môi trường sống: Việc đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nước thải công nghiệp, sinh hoạt và bệnh viện không được xử lý, hệ thống thoát nước không đảm bảo. Thêm vào đó, vấn nạn ô nhiễm không khí ngày càng tồi tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống đồng thời gây hại đến sức khỏe cộng đồng. 

Tình trạng ô nhiễm môi trường là một trong những tác động từ tốc độ đô thị hóa

Hiện nay, Việt Nam đứng trong top 10 các nước Châu Á bị ô nhiễm không khí nặng nề. Đáng chú ý, ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, tổng lượng bụi tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí luôn ở mức đáng báo động.

Không những thế, tình trạng biến đổi khí hậu gây ra tình trạng ngập lụt, thiên tai, trong đó 24 đô thị thuộc 15 tỉnh có nguy cơ ngập nặng. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động đến phát triển hệ thống đô thị ở Tây Nguyên và miền núi với 143 đô thị chịu ảnh hưởng lũ quét, sạt lở, trong đó 17 đô thị chịu ảnh hưởng mạnh.

Mật độ dân số ở đô thị tăng cao

Quá trình đô thị hóa tăng nhanh cùng sự thay đổi điều kiện sống làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư đến các đô thị làm cho dân cư sống ở thành thị gia tăng đột biến. Mật độ dân cư ngày càng dày đặc gây mất cân đối giữa khu vực nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, thành thị còn phải chịu những áp lực về công ăn ăn việc làm, quá tải cơ sở hạ tầng, an ninh không đảm bảo và tệ nạn xã hội như cướp giật, trộm cắp gia tăng…

Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra

Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng đã có những đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế cả nước. Tuy nhiên, mặt khác cũng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt người dân sống ở nông thôn, địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh vì mất kế sinh nhai của người dân từ làm nông nghiệp khi trình độ không đáp ứng được nhu cầu làm việc ở các khu công nghiệp vì chưa được đào tạo kịp thời, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập thấp và nhóm người có thu nhập cao.

Sự phân hóa giàu nghèo tạo ra khoảng cách giữa nhóm người thu nhập thấp và cao

Giải pháp nào cho vấn đề tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam

  • Cần có phương án, chiến lược quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận lợi, không ách tắc và ít gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Xây dựng thêm nhiều trường học để nâng cao dân trí đô thị, tạo điều kiện cho mọi người tiếp thu thêm các nền văn hóa.
  • Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp vị trí địa lý các vùng và điều kiện sinh thái tự nhiên. Đồng thời bảo vệ môi trường, trồng thêm cây xanh ở các khu đô thị.
  • Ưu tiên việc phát triển giao thông công cộng, đặc biệt phương tiện giao thông hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đối với dân cư đô thị. Hạn chế các hành vi ảnh hưởng đến lối sống văn minh lịch sự của cư dân đô thị.

Như vậy, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế khi khu vực đô thị những năm qua thể hiện được vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của các vùng và cả nước, đóng góp phần lớn tốc độ tăng GDP, chiếm tỷ trọng chi phối trong chi thu ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu và các sản phẩm công nghiệp.

Dù vậy, quá trình đô thị hóa cũng kéo theo những mặt hạn chế tác động xấu đến các vấn đề xã hội, đòi hỏi các cấp, ngành địa phương cần có định hướng tổng thể, kịp thời để quá trình đô thị hóa vừa giúp tăng trưởng nền kinh tế vừa ổn định công bằng xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon