Trong những năm qua, đa dạng sinh học ở Việt Nam trở thành vấn đề toàn cầu vì có hàng triệu loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do các tác động mà con người gây ra. Việt Nam đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cũng giống như các quốc gia khác, chúng ta phải chịu không ít thách thức khi bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến sự phát triển kinh tế và ổn định của xã hội.
Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với sự phong phú và đa dạng về nguồn gen quý hiếm. Với mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, thời gian qua Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học, lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước.
Đến nay, chúng ta thành lập được 173 khu bảo tồn, trong đó gồm 33 vườn quốc gia, 66 khu dự trữ thiên nhiên, 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh và 56 khu bảo vệ cảnh quan. Cả nước có 9 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar thế giới, 23 tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố,…
Theo kết quả nghiên cứu, Việt Nam nằm vị trí chuyển giao của các luồng sinh vật: phía Đông mang đặc điểm địa sinh học của dãy Himalaya; phía Nam có kiểu hệ sinh thái tương tự với hệ sinh thái biển đảo và đất liền khu vực Đông Nam Á, dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Bên cạnh những dãy núi, Việt Nam còn có 16 hệ thống sông chính, trong đó hơn 10 hệ thống lưu vực điện tích trên 10.000km2 như hệ thống sông Cửu Long, sông Hồng, sông Đồng Nai,…. Bên cạnh hệ sinh thái rừng thì Việt nam còn nhiều kiểu hệ sinh thái khác như trảng cỏ, đồi cát, bãi bồi ven biển, đất ngập nước nội địa, bãi cỏ biển, rạn san hô và các vùng biển sâu.
Đa dạng sinh học đứng thứ 6 thế giới. Với thống kê chưa đầy đủ năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 167 loài ếch nhái, trên 7.700 loài côn trùng, 840 loài chim, 317 loài bò sát và nhiều loài động vật không xương sống khác).
Sinh vật nước ngọt được biết đến là hơn 1.438 loài vi tảo, 800 loài không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt. Số lượng sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (2.500 loài cá biển, 6.300 loài động vật đáy, 537 loài thực vật nổi, 225 loài tôm biển, 653 loài rong biển, 756 loài thực vật nổi, 225 loài tôm biển, 15 loài rắn biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài thú biển và 5 loài rùa biển).
Các con số thống kê trên đây chưa thực sự phản ánh được hoàn toàn về sự đa dạng sinh học tại Việt Nam, khi số lượng loài mới phát hiện không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Điều này chứng minh nguồn tài nguyên đa dạng động, thực vật tại Việt Nam chưa thực sự được hiểu biết đầy đủ.
Suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam
Dù hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng nhưng với bối cảnh dân đông, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên cao, các phương thức tiêu thụ, sử dụng tài nguyên chưa bền vững khiến cho đa dạng sinh học Việt Nam bị suy giảm nhanh. Nạn phá rừng, tiêu thụ trái phép, thực vật hoang dã tiếp tục diễn ra, ô nhiễm môi trường các điểm nóng là mối đa dọa đến đa dạng sinh học.
Hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam bị thu hẹp diện tích và xuống cấp về chất lượng, đặc biệt hệ sinh thái đất ngập nước, bãi bồi cửa sông ven biển và núi đá vôi làm mất nguồn cung cấp nước ngầm, nơi sinh sản, cư trú và phát triển của loài sinh vật. Từ 2015 đến nay, phát hiện 344 loài động vật mới gồm 208 loài động vật, 136 thực vật nhưng các loài này phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao.
Theo thông tin từ ủy ban bảo tồn thiên nhiên chung, ảnh hưởng đa dạng sinh học Việt Nam chủ yếu từ ô nhiễm môi trường. Trong đó, mối đe dọa hàng đầu từ: nguồn chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp (ảnh hưởng đến 298 loài), nước thải sinh hoạt và đô thị (tác động đến 258 loài), nguồn thải công nghiệp và quân sự (ảnh hưởng đến 245 loài). Ảnh hưởng từ rác thải, ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu đang đe dọa 236 loài.
Bài tiếp theo: Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam và những tác động của đô thị hóa
Các vấn đề ưu tiên trong quản lý Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học Việt Nam đang trên đà suy giảm do những áp lực từ biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người như: thu hẹp các sinh cảnh, ô nhiễm môi trường, khai thác hủy diệt và buôn bán trái phép, không bền vững các loài động vật hoang dã. Vì thế việc đưa ra vấn đề ưu tiên trong quản lý đa dạng sinh học Việt Nam là việc quan trọng không thể thiếu. Các nội dung cần thực hiện như sau:
Củng cố hệ thống chính sách và pháp luật đa dạng sinh học: chỉnh sửa, bổ sung luật, rà soát đồng bộ và các luật có liên quan đến đa dạng sinh học: luật ĐDSH, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản theo hướng thống nhất quản lý về ĐDSH, tiếp tục hoàn thiện, thống nhất văn bản dưới luật hướng dẫn về ĐDSH, thống nhất các hệ thống bảo tồn trên toàn quốc, phân loại, phân cấp khu bảo tồn phục vụ quản lý hiệu quả khu vực có giá trị ĐDSH cao ở Việt Nam.
Tăng cường hệ thống quản lý, phân công và phân cấp: từng bước thống nhất cơ quan và phân cấp, quy định về nội dung và trách nhiệm quản lý về ĐDSH, tăng cường tổ chức, triển khai thực hiện ĐDSH ở cấp tỉnh, đẩy mạnh vai trò và trách nhiệm quản lý ĐDSH ở địa phương, tăng cường lực lượng thực thi pháp luật về ĐDSH.
Tăng tính hiệu quả thực thi pháp luật: thực hiện nghiêm chế tài xử lý vi phạm về ĐDSH, công khai các thông tin về vụ vi phạm ĐDSH, tăng cường giám sát thực thi pháp luật, gồm giám sát cộng đồng, thực hiện sáng kiến về chính sách và cơ chế khuyến khích thay đổi hành vi.
Tăng cường nguồn lực tài chính đa dạng sinh học: Xác định đầu tư nhà nước cho bảo tồn ĐDSH là đầu tư cho xã hội và phát triển bền vững, vì thế cần xác định tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động bảo tồn ĐDSH trong %GDP và dòng ngân sách riêng không phụ thuộc dòng chi chung đối với môi trường. Bên cạnh đó cần xác định hạng mục đầu tư bắt buộc hàng năm cho công tác bảo tồn ĐDSH, áp dụng cơ chế tài chính cho bảo tồn ĐDSH, cần xác định cơ chế tập trung hay phân cấp trong ngân sách nhà nước, áp dụng sáng kiến mới cho bảo tồn.
Những vấn đề liên quan đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng cấp bách hơn bao giờ hết. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học được chính phủ nhìn nhận và hoàn thiện khung pháp lý. Các kế hoạch hành động bảo tồn cho nhóm loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao được đưa ra, như kế hoạch bảo tồn rùa biển, linh trưởng, hổ, voi,… Đây là giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học bảo vệ thiên nhiên hướng về sự phát triển bền vững của đất nước.