Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành giáo dục và đào tạo nước ta đã đầu tư nhiều tiền của và trí tuệ để tìm hướng đi thích hợp nhằm đưa chất lượng đào tạo ở Việt Nam ngang tầm của thế giới và khu vực. Tuy vậy, cải giáo dục chỉ thành công khi chúng ta xây dựng một nền văn hóa học đường lành mạnh, chuẩn mực.
Ý tưởng cải cách được thực hiện trong môi trường đào tạo cụ thể, không gian văn hóa cụ thể. Vậy văn hóa trường học tại Việt Nam còn có những vấn đề gì? Làm thế nào để xây dựng giá trị văn hóa cho nhà trường? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Văn hóa nhà trường là gì?
Văn hóa học đường tiếng anh là School Culture, xuất hiện những năm 1990 trong một số nước như Úc, Anh, Mỹ,… và dần phổ biến trên thế giới với ý nghĩa: Văn hóa học đường là giá trị, kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và hình thành nhân cách.
Theo giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc: Văn hóa học đường là các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ nhà trường, phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh, sinh viên có cách suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp”
Văn hóa học đường ở mỗi nhà trường là chất lượng, uy tín giáo dục và đây là yếu tố tạo niềm tin cho xã hội trong thực hiện chức năng sứ mệnh để đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm nâng cao dân trí. Sản phẩm nhà trường là con người được giáo dục, công dân tốt, nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Các yếu tố tạo nên văn hóa nhà trường
Văn hóa là thứ tài sản lớn quyết định sự tồn tại của một tổ chức. Vì thế, văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng với nhà trường hơn bất kỳ tổ chức nào, văn hóa chính là tính chất đặc thù của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới trong giáo dục, đòi hỏi công tác xây dựng văn hóa trường học cần tập trung vào các vấn đề sau
Môi trường lành mạnh, dân chủ trong nhà trường
Xây dựng khô khí nhà trường gồm các hoạt động cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong trường. Quan tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đảm bảo an toàn trong quá trình học tập và giảng dạy tại nhà trường.
Bầu không khí dân chủ, lành mạnh là môi trường chứa đựng nhiều điều tốt đẹp và chuẩn mực nhà trường cần cải tiến, vươn tới. Đó không chỉ là môi trường xanh – sạch – đẹp mà còn có không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong trường
Văn hóa quản lý chuyên nghiệp và chuẩn mực
Là sự phát triển nội dung quản lý của các lãnh đạo trong trường học. Nội dung quản lý nhà trường gồm: xây dựng chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn, quản lý chuyên môn, hoạt động truyền thông, quản lý mối quan hệ bên trong và bên ngoài nhà trường, quản lý môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường,… Đó là các giá trị tích cực trong năng lực, phong cách và hiệu quả quản lý.
Văn hóa giảng dạy tích cực của giáo viên: Gồm phát triển đạo đức, phẩm chất, năng lực giáo dục và giảng dạy; năng lực nghiên cứu khoa học; khả năng sáng tạo, đổi mới của giáo viên. Để xây dựng văn hóa giảng dạy tích cực giáo viên cần thi đua dạy tốt, có kế hoạch nâng cao năng lực cho giáo viên, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho người học
Văn hóa học tập tích cực, sáng tạo, chủ động
Phát triển nội dung trong hoạt động rèn luyện và học tập của học sinh. Để xây dựng văn hóa học tập tích cực, sáng tạo chủ động, người giáo viên cần xây dựng bài giảng phát huy tính sáng tạo, khả năng hợp tác của học sinh. Giáo dục người học động cơ học tập nghiêm túc, kỷ luật, đúng đắn, học thân thiện, hợp tác
Văn hóa ứng xử lành mạnh trong nhà trường
Duy trì các yếu tố tích cực trong nhà trường đó là mối quan hệ giữa các thành viên trong trường. Nhà trường là nơi hình thành các mối quan hệ đan chéo như: quản lý – cán bộ và giáo viên; thầy – thầy; trò – trò; thầy trò;… Để các mối quan hệ này tốt đẹp, nhà trường cần xây dựng bầu không khí: hợp tác, cởi mở, cùng hỗ trợ và chia sẻ lẫn nhau
Cảnh quan và môi trường hiện đại và an toàn
Xây dựng môi trường đầy đủ về cơ sở vật chất tạo nên cảnh quan kiểu mẫu. Môi trường cảnh quan an toàn, sạch đẹp chính là yếu tố giúp cho học sinh và giáo viên yêu mến ngôi trường hơn. Ngoài ra việc tạo ra cảnh quan xanh – sạch – đẹp giúp mỗi chúng ta có thể nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc rèn luyện, phấn đấu và vươn lên
Thực trạng văn hóa học đường ngày nay như thế nào?
Bạo lực học đường
Phần lớn thế hệ trẻ trong trường học có kiến thức rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, tinh thần cầu tiến trong học tập, khả năng ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không ngừng phấn đấu và và vươn lên trong học tập.
Tuy vậy, cũng có một bộ phận không nhỏ đang ứng xử chưa có văn hóa. Theo thống kê bộ giáo dục đào tạo từ đầu năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 2000 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó các vụ án hình sự ngày càng tăng cao.
Yêu sớm và quan niệm yêu thoáng
Không dừng lại ở việc bạo lực học đường, hiện nay, học trò còn yêu đương sớm và quan niệm yêu cần có tình dục đã để lại nhiều hậu quả khôn lường. Có những bạn đứng trước nguy cơ vô sinh vì nạo hút thai ở tuổi dậy thì. Không ít các bạn trẻ đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm yêu đương chưa đúng đắn.
Văn hóa ứng xử giữa trò với trò bị biến tướng
Tình trạng kết bè kéo phái tạo thành hội nhóm là một vấn đề khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến giáo dục mà còn khiến xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, cô lập thanh toán ân oán cá nhân làm gióng lên hồi chuông cảnh báo với nhà công tác và quản lý giáo dục
Văn hóa tôn sư trọng đạo dần mai một
Cách đây hơn 2 nghìn năm, Khổng Tử bàn về mối quan hệ Quân – Sư – Phụ (Vua – Thầy – Cha). Những quan niệm coi thầy là cha ăn sâu tới nỗi thầy ra đi để tang như để tang cha mẹ. Tuy nhiên, ngày nay, học trò đã không làm đủ lễ nghi với thầy cô, lại còn xuyên tạc làm biến tướng nghi lễ, thiếu tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học.
Cấu trúc và mối quan hệ ảnh hưởng đến văn hóa học đường
Văn hóa học đường là môi trường diễn ra quá trình tương tác thầy trò hoặc học trò với nhau nhằm thực hiện quá trình truyền thụ và tiếp thu kiến thức khoa học. Dưới đây là sự tương tác của mối quan hệ ảnh hưởng đến văn hóa học đường
Quan hệ thầy với sinh viên
Thầy trò phải cùng nhau xây dựng không gian văn hóa học đường cởi mở, nghiêm túc, vui vẻ và thân thiện. Không gian văn hóa học đường đòi hỏi người thầy giữ được chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, dáng điệu đến cử chỉ diễn đạt. Sức ảnh hưởng của thầy giáo đến thế hệ sinh viên là rất đậm nét. Đạo đức, chuẩn mực, cốt cách người thầy là nguồn sức sống vô tận truyền bá cho các bạn học sinh
Quan hệ giữa gia đình với sinh viên
Chuyển tiếp từ học sinh lên sinh viên, từ nông thôn ra thành thị là giai đoạn rất quan trọng và có nhiều biến chuyển lớn. Nếu gia đình kết hợp với nhà trường để định hướng cho các em đúng đắn, giúp các em lường trước thuận lợi, khó khăn ở trường đại học, tạo cho các em thêm niềm tin vào cuộc sống thì các em sẽ tránh được sai lầm, khuyết điểm.
Sinh viên là tầng lớp đã lớn nhưng chưa khôn vì thế các em thường thích thể hiện và khẳng định mình. Thầy cô và phụ huynh cần thân thiện, cởi mở và tin tưởng các em, tôn trọng cá tính và sự sáng tạo của họ. Nhưng cũng cần góp ý, tư vấn, lắng nghe để các em tránh được sai lầm trong ứng xử, nhận thức của mình.
Quan hệ giữa nhà trường với sinh viên
Có 2 mối quan hệ tương tác cơ bản: cán bộ quản lý với sinh viên, cán bộ các phòng ban chức năng với sinh viên Hệ thống lãnh đạo trực tiếp trường đại học gồm: Đảng ủy, BGĐ, Ban quản lý đào tạo, chủ nhiệm khoa. Để tạo điều kiện cho thầy và trò trong giảng dạy học tập thì hệ thống lãnh đạo trường cần củng cố hoạt động trên cơ sở quy định, quy chế mang tính thống nhất.
Quan hệ xã hội với sinh viên
Chúng ta tiến hành đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN. Nhờ sự phát triển kinh tế mà nhiều ngành nghề hình thành, nhiều trường học, cao đẳng ra đời ở các địa phương, tạo điều kiện cho thầy cô tham gia giảng dạy các em sinh viên vùng sâu vùng xa.
Thông qua cơ sở hạ tầng củng cố, hệ thống công nghệ điện tử viễn thông hiện đại, sinh viên được kết nối thông tin, hòa mạng toàn cầu để tùy ý lựa chọn các trường học khác nhau.
Bạn có thể tham khảo: Vai trò và chức năng của văn hóa Việt, bảo vệ di sản văn hóa Việt
Xây dựng giá trị văn hóa cho nhà trường
Chúng ta cần thiết lập mục tiêu cho giáo dục, tuy vậy, theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến: “Mục tiêu hiện nay chúng ta đặt ra khá xa vời, khó đạt được. Vì vậy, ta cần đặt lại mục tiêu phù hợp và khả thi. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, mỗi quốc gia phải có những giá trị riêng.
Các giá trị này được chọn trên cơ sở phối hợp đa chiều từ trên xuống (quy định đảng, nhà nước); chiều dưới lên (khảo sát thực tế, đóng góp của chuyên gia). Mỗi nhà trường, mỗi địa phương không nên cứng nhắc mà cần linh hoạt thực hiện giá trị và thực hiện khái niệm đưa ra dễ hiểu cho học sinh.
Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện với các bên liên quan, nguyên tắc chỉ đạo hành vi của thành viên trong trường. Giá trị là các nguyên tắc và niềm tin lâu dài để định hướng hành vi, các mối quan hệ và ra quyết định. Đó là cái nhà trường cố gắng theo đuổi, thậm chí khi môi trường thay đổi.
Cần có hướng dẫn về văn hóa học đường, trao quyền tự chủ cho nhà trường, chỉ đạo tạo điều kiện để mô hình trường học sáng tạo, năng động thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục cho từng vùng miền và từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, trong cuộc sống hãy luôn chấp hành các chủ trương của Đảng và nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của công dân.