Văn hóa là gì? Vai trò và chức năng của nền văn hóa Việt

Trong đời sống, chúng ta thường nói về các loại văn hóa như: văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh hoặc văn hóa xã hội,… Dù vậy, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ văn hóa là gì? Với các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, việc tìm hiểu về khái niệm này cũng là điều vô cùng cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Vai trò và chức năng của văn hóa qua bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa văn hóa là gì?

từ “Văn hóa” bao hàm rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa dùng theo nghĩa để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (Văn hóa Đông Sơn)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa gồm tất cả từ sản phẩm hiện đại cho đến lối sống, phong tục, lao động,…

Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa

Phân tích cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay (coi văn hóa là tập hợp, hệ thống, giá trị, hoạt động, ký hiệu, nhân cách, như thuộc tính xã hội…) Có thể xác định các đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, nêu ra một văn hóa với định nghĩa:

Văn hóa là hệ thống hữu cơ giá trị vật chất và tinh thần do con người tích lũy và sáng tạo qua quá trình hoạt động, thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội.

Các yếu tố hình thành nên Văn hóa

Văn hóa là tổng thể phức hợp về các giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo và mang đặc thù riêng của mỗi dân tộc

Các yếu tố văn hóa gồm có: Ngôn ngữ, Tôn giáo, Giá trị và thái độ, Cách ứng xử và phong tục, Các yếu tố vật chất, Thẩm mỹ, Giáo dục cụ thể như sau

Phong tục tập quán văn hóa

Ngôn ngữ

Là sự thể hiện rõ nét của văn hóa vì nó là phương tiện truyền đạt thông tin và các ý tưởng, việc thông thạo ngôn ngữ có các lợi ích:

  • Trao đổi trực tiếp và hiểu rõ hơn
  • Dễ làm việc với đối tác vì có chung ngôn ngữ
  • Hiểu và đánh giá đúng bản chất
  • Hiểu và thích nghi với văn hóa của đối tác

Tôn giáo

Có nhiều tôn giáo khác nhau như: Hồi giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo

Các tôn giáo có ảnh hưởng đến niềm tin, lối sống, giá trị và thái độ cùng cách ứng xử của con người

Tôn giáo có ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh

Tôn giáo khác nhau được xây dựng trên triết lý và nền tảng khác nhau. Khi kinh doanh tại đâu, cần nghiên cứu tôn giáo ở đó và đối tác kinh doanh theo tôn giáo nào?

Văn hóa tôn giáo

Giá trị và thái đội

Giá trị là quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá tốt xấu, đúng sai, quan trọng và không quan trọng

Thái độ là khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo hướng xác định với 1 đối tượng

Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của con người đặc biệt là kinh doanh quốc tế

Phong tục và cách ứng xử

Phong tục là các nếp sống, thói quen, lề thói trong 1 địa phương hoặc xã hội

Cách cư xử là hành vi được xem là đúng đắn phù hợp với xã hội đặc thù

Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử dùng để thực hiện chúng. Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục và cách cư xử riêng, vì thế, nghiên cứu vấn đề này thì công việc sẽ trôi chảy và thuận lợi hơn

Yếu tố vật chất của văn hóa

Ở một mặt nào đó, văn hóa là: Con người, tự nhiên, của cải vật chất, sinh tồn

Vật chất là những thứ con người có thể nhận biết: có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Khi nghiên cứu văn hóa vật chất chúng ta cần: 

Yếu tố vật chất của văn hóa
  • Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật)
  • Ai làm, tại sao làm
  • Khi đánh giá yếu tố nền văn hóa cần: cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội cơ sở hạ tầng tài chính
  •  Thẩm mỹ

Thẩm mỹ -> sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp – > Ảnh hưởng giá trị và thái độ của con người ở các quốc gia.

Giáo dục

Quá trình hoạt động có mục đích, ý thức, có kế hoạch để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tri thức tự nhiên xã hội và kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống.

Phân loại văn hóa

Các loại văn hóa được thành các dạng như sau

Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất, là các tín ngưỡng, quan niệm, phong tục, giá trị, chuẩn mực,… tạo thành một hệ thống. Hệ thống đó được điều chỉnh bởi một mức giá trị, giá trị này tạo cho văn hóa sự thống nhất và khả năng phát triển của nó

Văn hóa tinh thần Việt

Văn hóa vật chất 

Văn hóa vật chất gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người như: Công trình, đường sá, phương tiện đi lại, chùa chiền, máy móc thiết bị… Văn hóa vật chất và phi vật chất có quan hệ mật thiết với nhau. Xem xét một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh các giá trị mà nền văn hóa đó được coi là quan trọng.

Văn hóa lý tưởng

Các mẫu xã hội hoặc nhóm người nhất quán với tiêu chuẩn, giá trị văn hóa chung được gọi là văn hóa lý tưởng. Ví dụ: Đa số người Việt đều nhất quán với quy định luật giao thông và chấp hành dừng xe khi gặp đèn đỏ

Văn hóa thực tế

Mẫu xã hội hoặc nhóm người thực tế được gọi là văn hóa thực tế. Đa số người Việt ở đô thị thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nhưng một bộ phận giới trẻ vẫn sẵn sàng vứt rác ra đường phố.

Văn hóa phi vật thể

Văn hóa phi vật thể

Sản phẩm tinh thần có giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử được lưu giữ bằng trí nhớ, văn bản, được lưu truyền bằng phương pháp truyền miệng, nghề nghiệp, trình diễn với các hình thức bảo tồn khác, kể cả ngôn ngữ: viết, nói, nghệ thuật, tác phẩm văn học, khoa học, diễn xướng dân gian, cách sống, lễ hội, kiến thức y học, dược học về truyền thống học, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống và tri thức dân gian.

Vai trò và chức năng của văn hóa

Văn hóa là phạm trù bao gồm các khía cạnh khác nhau trong đời sống và cũng có nhiều vai trò to lớn. Cụ thể:

Văn hóa có vai trò giúp ổn định tình trạng xã hội

Đó là những thứ tồn tại trong thời gian dài, đi sâu vào nhận thức của từng người. Vì thế mọi hành vi của người dân đều chịu sự tác động bởi một khuôn khổ đạo đức, tập quán của dân tộc.

Bài tiếp theo: Phân biệt mối tương quan giữa văn hóa và văn minh

Văn hóa góp phần cải thiện các mối quan hệ của xã hội

Chúng mang đến chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả vật chất và tinh thần. Vai trò này đem lại những giá trị về tinh thần và vật chất cho con người. Từ đó tạo dựng nên những nét đẹp truyền thống đậm dấu ấn dân tộc Việt.

Chức năng của văn hóa

Văn hóa có các chức năng chính là: Chức năng nhận thức dự báo, chức năng giải trí, chức năng thẩm mỹ, chức năng kế tục và phát triển lịch sử. Nội dung cơ bản của các chức năng đó như sau:

Chức năng giáo dục

Là chức năng mà văn hóa thông qua hoạt động, sản phẩm của mình nhằm tác động có hệ thống đến sự phát triển thể chất, tinh thần của con người, giúp con người có phẩm chất và năng lực theo chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng giá trị ổn định mà còn bằng cả giá trị đang hình thành. 

Chức năng giáo dục của nền văn hóa

Văn hóa tạo nên sự phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc, là cầu nối hữu nghị gắn bộ dân tộc, gắn kết thế hệ trong mục tiêu hướng đến Chân – Thiện – Mỹ

Chức năng nhận thức, dự báo

Là chức năng tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa, bởi con người không nhận thức thì không thể có bất cứ hành động văn hóa nào. Quá trình nhận thức này của con người trong hoạt động văn hóa được thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa. Nâng cao trình độ nhận thức của con người trong phát huy tiềm năng ở mỗi người. 

Chức năng thẩm mỹ

Với nhu cầu hiểu biết, con người còn hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người nhào nặn hiện thực theo quy luật cái đẹp cho nên văn hóa cần có chức năng này. Nói cách khác, văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật cái đẹp, trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung sự sáng tạo ấy. Với tư cách là khách thể văn hóa, con người tiếp nhận chức năng của văn hóa và tự thanh lọc theo hướng vươn đến cái đẹp. 

Tính thẩm mỹ của nền văn hóa

Chức năng giải trí

Trong cuộc sống, ngoài hoạt động sáng tạo, lao động, con người cần có nhu cầu giải trí. Hoạt động văn hóa, bảo tàng, ca nhạc, lễ hội,… sẽ đáp ứng nhu cầu ấy. Như vậy, giải trí bằng hoạt động văn hóa bổ ích, cần thiết, góp phần giúp con người lao động hiệu quả và sáng tạo hơn.

Nền văn hóa góp phần tổ điểm truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của thể hệ tổ tiên trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc và phát huy sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon