Những yếu tố xây dựng môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa xã hội gồm các chuẩn mực và giá trị mà những giá trị này được tôn trọng và chấp thuận bởi một xã hội. Sự thay đổi các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả bởi tác động của các yếu tố vĩ mô. Trong lịch sử dân tộc, mọi tư tưởng, đạo đức, lối sống là nội dung quan trọng xây dựng nhân cách của con người.

Trong thời kỳ đổi mới, nội dung xây dựng tư tưởng lối sống, đạo đực và môi trường là nhiệm vụ hết sức to lớn và quan trọng. Vậy môi trường văn hóa là gì? Xây dựng môi trường văn hóa như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Khái niệm về môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội là một bộ phận quan trọng của môi trường kinh doanh. Xã hội hình thành chuẩn mực giá trị, thái độ, niềm tin và nguyên tắc của con người. Trong khi đó, môi trường văn hóa gồm các yếu tố tác động lên giá trị cơ bản như nhận thức, sở thích, tính cách của người đang sống trong xã hội đó. 

Xã hội hình thành giá trị, chuẩn mực của con người

Các yếu tố văn hóa này là một trong những nhân tố định hình niềm tin, giá trị cơ bản, phong cách của một cá nhân đang lớn lên trong xã hội nào đó. Qua văn hóa – xã hội sẽ tác động đến cách nhìn nhận, quan điểm của người tiêu dùng về doanh nghiệp, những sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Quan điểm của người tiêu dùng trong môi trường văn hóa xã hội

Theo bản dịch của PGS.TS Trương Đình Chiến, môi trường văn hóa xã hội gồm đạo đức, truyền thống – quan điểm văn hóa, xã hội chung. Các giá trị này thay đổi chậm nhưng tạo ra nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mới. Một số quan điểm của người tiêu dùng về môi trường văn hóa xã hội.

Quan điểm cá thể: Một số người tìm kiếm sự thỏa lòng từ thú vui, sự thay đổi, thoát ly thực tại và sự phát triển bản thân

Quan điểm về người khác: Con người thường dành sự quan tâm với người có hoàn cảnh khó khăn và lên án các hành động phi đạo đức trong xã hội. Đồng thời, họ sẽ có xu hướng xây dựng các mối quan hệ lâu dài với người có điểm chung với mình. 

Quan điểm môi trường văn hóa xã hội

Quan điểm về tổ chức: Sau làn sóng sa thải nhân viên và các vụ bê bối của công ty, lòng trung thành với tổ chức giảm sút. Vì thế, công ty cần thể hiện sự chân thành và trung thực trong thông điệp kinh doanh của họ, qua đó tạo dựng lòng tin trong lòng nhân viên và khách hàng.

Quan điểm xã hội: Trong xã hội, có nhiều người với các đặc điểm tính cách khác nhau, điều này phản ánh trong hành vi mua sắm của họ. Ví dụ, người sáng tạo thường có cuộc sống chất lượng: ăn ngon, mặc đẹp; người muốn thay đổi xã hội (changers) có lối sống đạm bạc, lái những chiếc xe nhỏ và mặc quần áo đơn giản

Những yếu tố về môi trường văn hóa xã hội

Dân số

Để sản xuất và kinh doanh, các nhà quản trị cần sử dụng nguồn nhân lực, để bán hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến lược của mỗi công ty, người ta cần xuất phát từ 2 yếu tố này. Nói cách khác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường và mỗi quốc gia luôn là lực lượng có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động về quản trị sản xuất và kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp.

Vấn đề dân số tăng trưởng ảnh hưởng đến môi trường văn hóa

Văn hóa

Là phạm trù phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau, ở đây, văn hóa như một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội loài người. Mỗi người, mỗi nhà quản trị, mỗi tổ chức đều thuộc về một nền văn hóa cụ thể. Dưới ảnh hưởng của mỗi nền văn hóa, đạo đức, niềm tin và hệ thống các giá trị ở mỗi người được hình thành và phát triển. 

Nghề nghiệp

Chuyên môn hóa và hợp tác lao động là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển mỗi khu vực, mỗi đất nước trên thế giới. Ở nơi nào nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì trình độ chuyên môn hóa lao động và hợp tác hóa càng cao và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa xã hội ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa và đa dạng về nghề nghiệp ngày càng mạnh.

Phong cách và lối sống

Xã hội là bức tranh muôn màu do cá thể với phong cách và lối sống khác nhau tạo nên. Dẫu không có 2 người giống nhau tuyệt đối về phong cách hay lối sống nhưng nhìn chung, bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại những phong cách và lối sống tiêu biểu cho nơi đó hay thời điểm đó. 

Phong cách và lối sống của môi trường xã hội

Bài tiếp theo: Xây dựng văn hóa nhà trường trong bối cảnh hiện nay

Khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội

Những hiểu biết về văn hóa – xã hội sẽ là cơ sở quan trọng cho nhà quản trị trong quản lý chiến lược tại các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh:

  • Quan niệm về đạo đức, lối sống, thẩm mỹ và nghề nghiệp
  • Những truyền thống, phong tục, tập quán
  • Những quan tâm, ưu tiên của xã hội
  • Trình độ nhận thức, học vấn của xã hội

Khi nghiên cứu môi trường văn hóa – xã hội trong quản trị chiến lược, người ta đặc biệt quan tâm đến dân số. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến yếu tố môi trường vĩ mô, đặc biệt là môi trường xã hội và môi trường kinh tế. Những thay đổi về dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Thông tin về dân số cung cấp các dữ liệu quan trọng cho nhà quản trị trong hoạch định chiến lược sản phẩm, thị trường, tiếp thị, phân phối và quảng cáo. 

Trình độ nhận thức là yếu tố quyết định môi trường văn hóa

Những khía cạnh cần quan tâm về dân số gồm có:

  • Tổng dân số, số người trong độ tuổi lao động
  • Tỷ lệ dân số tăng nhanh
  • Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về giới tính, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp và mức thu nhập
  • Tuổi thọ và tỷ lệ tự nhiên
  • Xu hướng dịch chuyển dân số các vùng
  • Hôn nhân và cơ cấu gia đình
  • Trình độ văn hóa

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Xây dựng môi trường văn hóa trong lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao chất lượng mô hình văn hóa. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị, nông thôn, đối tượng xã hội và đồng bào dân tộc

Nâng cao đời sống tinh thần

Phát triển văn hóa trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa thế mạnh, tiềm năng và giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc Việt.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Việt ra thế giới.

Các TP lớn như Hà Nội, HCM sẽ đầu tư cho phát triển văn hóa, trong đó tập trung phát triển ngành công nghiệp văn hóa để trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về môi trường văn hóa xã hội. Như đã phân tích, doanh nghiệp được bao quanh bởi môi trường khá phức tạp. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố có thể tạo cơ hội nhưng chúng cũng có thể gây ra những mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Vì thế chúng ta cần chú trọng trong việc phát triển môi trường vĩ mô để xây dựng và hoạch định các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của họ trong dài hạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon