Rác Thải Là Gì? Phân Loại Và Cách Xử Lý Rác Thải Khoa Học

Theo thống kê từ bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mỗi năm Việt Nam có khoảng 35.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn thải ra môi trường. Vì khối lượng rác thải quá lớn các chính quyền không kịp xử lý, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đối với cuộc sống và hệ sinh thái. Vậy rác thải là gì? Rác thải gồm những loại nào? Cách thức xử lý rác ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Rác thải là gì?

Rác thải là các vật, chất con người không dùng đến thải ra môi trường

Rác thải tiếng anh là Waste – Thứ xuất hiện quanh ta nhưng không dùng đến sau đó thải ra môi trường. Điển hình chai lọ, túi nilon, phế liệu, nội thất hòng,… Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy rác thải xung quanh, thậm chí bên cạnh mình. Từ văn phòng làm việc, phòng ngủ đến nhà riêng, từ nông thôn đến thành thị. Hiện nay, mức độ ô nhiễm môi trường ở mức báo động, cần có giải pháp khắc phục kịp thời.

Các loại rác thải trong môi trường

Theo các chuyên gia, rác thải được phân ra thành 2 loại đó là rác thải theo mức độ nguy hại và rác thải theo nguồn gốc phát sinh. Trong mỗi loại này lại chia thành nhiều nhóm nhỏ, cụ thể:

Rác thải theo nguồn gốc phát sinh

Rác theo nguồn gốc phát sinh sẽ chia thành 6 loại nhỏ hơn gồm rác công nghiệp, xác sinh hoạt, nông nghiệp, y tế và văn phòng 

Rác thải sinh hoạt

Được hiểu là các vật chất mà con người hoặc động vật thải ra ngoài môi trường trong hoạt động sinh hoạt hoặc sản xuất. Đây là nhóm chiếm tỉ lệ cao, xuất phát mọi nơi. Trong rác sinh hoạt chia thành 3 loại nhỏ hơn

Rác hữu cơ là các loại bỏ đi của rau củ, thức ăn thừa
  • Rác hữu cơ: Rác dễ phân hủy, chúng được tận dụng là phân hữu cơ hoặc làm thức ăn cho động vật nuôi. Một số loại rác có thể kể đến như: phần bỏ đi của rau củ, thức ăn thừa, rơm rạ sau khi thu hoạch, lá cây cắt tỉa
  • Rác vô cơ: Những loại rác thải không thể tái chế và tái sử dụng, với loại này chỉ có phương án là đốt hoặc chôn lấp. Có thể kể đến như: túi nilon, gỗ vụn, sành sứ,..
  • Rác tái chế: Những loại rác thải sau khi con người thải ra môi trường có thể tái sử dụng. Một số rác tái chế có thể kể đến như: vỏ chai nước, hộp nhựa, vỏ lon,…

Rác thải xây dựng

Khi triển khai các công trình nhà ở, dự án cao tầng, đương nhiên các vật liệu không sử dụng nữa sẽ được quy vào rác thải xây dựng, đó là gạch đá, cát sỏi, giấy vụn

Rác thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp có chứa nhiều chất độc gây hại cho sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh, loại này nếu không xử lý có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Rác thải công nghiệp gồm: chất tẩy rửa, kim loại phế liệu, dầu, dung môi, hóa chất, gỗ phế liệu,… 

Rác thải là gì? Rác thải là các kim loại phế liệu không sử dụng nữa

Ngoài ra, một số nơi chất thải chưa được xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất gây ra ung thư, đột biến gen với người dân lân cận.

Rác thải y tế

Rác thải y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện gồm các dạng: rắn, lỏng, khí. Rác thải y tế phân thành 5 loại đó là

  • Chất thải lây nhiễm: Băng gạc, gang tay, bông băng đã qua sử dụng
  • Vật sắc nhọn: dao mổ, kéo mổ, tuýp thuốc thủy tinh, mũi kim tiêm, xi lanh,…
  • Chất thải phòng thí nghiệm: sinh vật thí nghiệm, ống nghiệm, gang tay,…
  • Dược phẩm: thuốc quá hạn, thuốc bị hư
  • Bệnh phẩm: Chất thải xuất phát từ cơ thể như: nội tạng, thi thể người, tế bào chết, mô người nhiễm bệnh.

Rác thải nông nghiệp

Thường là thuốc trừ sâu, vỏ thuốc do người làm nông thải ra trong quá trình làm việc, chăm sóc cây, cải tạo đất,… Khi không xử lý hoặc loại bỏ đúng cách chắc chắn gây ra nhiều sự ảnh hưởng đối với môi trường nước và đất

Rác thải nông nghiệp là vỏ bao thuốc trừ sâu

Rác thải văn phòng

Gồm một số chất thải phát sinh trong khi làm việc tại văn phòng như hộp đựng thức ăn, tài liệu in lỗi bỏ đi, giấy vụn, bút hỏng, hộp thực phẩm, đồ dùng văn phòng,…

Rác thải nguy hại: Rác thải có chứa chất độc hại hoặc tương tác với các chất khác gây ngộ độc, cháy nổ, lây nhiễm,… ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

Rác thải không nguy hại: Là rác thải không chứa hoặc ít chất độc tố, không gây hại đối với sức khỏe và môi trường sống của con người. 

Tác hại của rác thải đối với môi trường

Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khỏe con người

Khu vực tập trung rác là nơi thu hút và phát triển các loài vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho con người như ruồi, muỗi, gián. Người tiếp xúc với rác hoặc ở gần môi trường có chứa rác dễ mắc các bệnh như sốt rét, viêm phổi, tai, mũi, họng, bệnh tim mạch. 

Ảnh hưởng đến môi trường nước

Rác khi bị trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm bẩn, lâu dần sẽ giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng làm sạch của nước gây tắc cống thoát nước, cản trở dòng chảy dẫn đến hệ sinh thái nước bị hủy diệt.

Môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề

Tác hại của rác thải đối với không khí

Việt Nam là đất nước có thời tiết nhiệt đới với đặc tính nóng ẩm và mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho thành phần hữu cơ trong rác phân hủy, thúc đẩy quá trình lên men, thối rữa và tạo ra các mùi khó chịu cho con người. Chất thải phát ra từ quá trình này là NH3, CH4, SO2, H2S, CO2.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong rác thải chứa rất nhiều khí rác, chất độc chưa được xử lý hóa học, những chất độc này khi xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt các loài sinh vật có lợi cho đất như: vi sinh vật, giun, ếch nhái,… khiến môi trường đất giảm sự đa dạng sinh học, không còn phì nhiêu, sâu bọ phá hoại mùa màng. 

Cách xử lý rác thải như thế nào?

Rác thải gây ra nhiều ảnh hưởng đối với môi trường, nếu không xử lý đúng cách sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì thế, cách xử lý rác là vô cùng quan trọng. Sau đây, là một vài cách xử lý rác giúp giảm tác động với môi trường:

Cách xử lý rác thải bảo vệ môi trường

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường là nhận thức về môi trường còn chưa cao. Một số bộ phận người dân tùy tiện vứt rác ở khắp nơi thay vì bỏ đúng vị trí quy định. Vì thế, tuyên truyền, cổ động để nâng cao nhận thức vì môi trường xanh – sạch – đẹp là cách chúng ta có thể áp dụng.

Tái chế rác thải thành các vật dụng hữu ích

Thay vì vứt bỏ, chúng ta có thể tái chế rác thải lại những đồ vật còn khả năng sử dụng để tạo ra các món đồ hữu ích. Nhờ đó, hạn chế khối lượng rác thải ra ngoài môi trường: kim loại, đồ nhựa, giấy,… là một số loại rác dùng để tái chế

Thực hiện phân loại rác thải ngay tại nguồn

Việc xử lý rác càng gặp nhiều khó khăn không chỉ vì lượng thải ra môi trường ngày càng nhiều mà hầu hết Việt Nam chưa chú trọng phân loại rác tại nguồn. Vì thế, chúng ta cần thực hiện phân loại rác hữu cơ, vô cơ, rác thải nguy hại,… bằng cách sử dụng thùng rác nhựa theo màu sắc quy định để quản lý dễ dàng hơn.

Phân loại rác thải ngay tại nguồn

Xử lý rác bằng ủ sinh học hoặc tạo phân compost

Công nghệ xử lý sử dụng các chất hữu cơ không độc hại, không chứa mầm bệnh. Được thực hiện trong môi trường yếm khí hoặc kỵ khí để chuyển hóa rác thành thể xốp, ẩm. Bạn có thể sử dụng để bón cho cây trồng, tăng dinh dưỡng cho đất.

Sử dụng lò đốt rác

Đây là biện pháp dùng các lò đốt có công suất lớn chạy bằng năng lượng hoặc lò đốt công suất nhỏ, không dùng năng lượng cho các hộ gia đình. Rác thải sau khi đốt thành tro có thể làm gạch xây nhà, làm phân bón. Biện pháp này có mức giá rẻ, dễ thi công mà xử lý được các nguồn rác thải nên được coi là công nghệ tiên tiến nhất hiện này. 

Ứng dụng công nghệ biogas

Là phương pháp sử dụng để xử lý nước thải, thức ăn thừa, phân… trong quá trình chăn nuôi. Nhờ thế, môi trường sạch sẽ hơn, giúp các hộ gia đình tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Xử lý chất thải bằng cách chôn lấp

Phương pháp này cũng mang đến những hiệu quả nhất định, cùng lúc có thể xử lý khối lượng lớn rác thải, tiết kiệm, thực hiện dễ dàng mà không tốn nhiều diện tích. Tuy nhiên, nếu hố chôn không được gia cố kỹ lượng, không có hệ thống thu khí chuyên dụng có thể gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm ở khu vực chôn rác. 

Trên đây là những thông tin kiến thức về rác thải là gì? Phân loại và cách xử lý rác thải mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để đưa ra phương pháp xử lý rác tối ưu và an toàn nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon