Quy trình chôn lấp rác thải rắn khoa học được thực hiện như thế nào?

Chất thải rắn là chất thải có sức ảnh hưởng cao đối với môi trường, nếu không tuân thủ quy trình xử lý chất thải rắn khoa học thì đây là nguyên nhân khiến môi trường bị ô nhiễm, đe dọa sức khỏe  của con người. Vì thế chúng ta cần có quy trình xử lý chất thải rắn khoa học để giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường. Bài viết sau đây, chúng tôi  giới thiệu đến bạn đọc quy trình chôn lấp rác thải, cùng tham khảo nhé.

Thực trạng quản lý và xử lý rác thải

Bộ TN và MT cho biết, ước tính, hiện nay, lượng chất thải rắn phát sinh trên cả nước khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị 60%. Đến 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn 10 – 16%/năm. Riêng TP lớn như HCM và Hà Nội mỗi ngày từ 7.000 – 9.000 chất rác thải. 

Thực trạng chất thải rắn tại Việt Nam

Hệ thống hạ tầng đô thị chưa được phát triển, trình độ và năng lực quản lý chưa đáp ứng nhu cầu phát triển quá trình đô thị hóa, nảy sinh áp lực với sức khỏe môi trường và cộng đồng đặc biệt tại bãi chôn lấp, đã và đang là vấn đề bức xúc với xã hội.

Quy trình chôn lấp chất thải rắn

Lượng chất thải rắn được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đạt dung tích lớn theo khả năng tiếp nhận được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không tuân thủ quy trình xử lý chất thải rắn khoa học thì đây sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe con người. 

Theo đó, quy trình chôn lấp rác thải được thực hiện theo đúng quy chuẩn, cụ thể:

  • Bước 1: Chuẩn bị nơi chôn lấp
  • Bước 2: Xe vận chuyển rác đến và đổ rác
  • Bước 3: Che phủ chất thải và đầm nén

Trình tự và phương pháp vận hành của bãi chôn lấp bị chi phối bởi một số nhân tố ở mỗi bãi chôn lấp như vị trí bãi chôn lấp, loại chất thải được chôn lấp và tốc độ tiếp nhận rác.

Quy trình chôn lấp chất thải rắn

Các phương pháp chôn lấp chất thải 

Phương pháp chôn lấp trải trên bề mặt

Phương pháp trải trên bề mặt thường được áp dụng ở các vùng trũng tự nhiên, trên mặt bằng chuẩn bị sẵn. Mặt bằng dưới làm đáy có thể là đất tự nhiên hoặc một mặt đất bằng đã được chuẩn bị lớp lót đáy có thể là đất tự nhiên hoặc một mặt đất bằng được chuẩn bị lớp lót đáy hoặc đất được đầm nén kỹ. 

Bề dày của lớp đất che phủ và thời gian tiếp xúc như sau:

Loại che phủBề dày tối thiểu (cm)Thời gian hở
Hàng ngày150 – 30 ngày
Trung gian3030 – 365 ngày
Cuối cùng60> 365 ngày

Phương pháp chôn lấp trên bề mặt thường sử dụng đất hiệu quả hơn so với phương pháp đào rãnh. Ngược lại, các bãi chôn lấp sử dụng phương pháp trải trên bề mặt cần bổ sung đất để làm lớp lót và che phủ.

Phương pháp mương rãnh (Phương pháp đào rãnh)

Phương pháp này thích hợp cho các khu vực có bề mặt nhấp nhô hoặc bằng phẳng với mực nước ngầm. Độ sâu và độ rộng của hố có thể khác nhau giữa các địa điểm. Vận hành theo phương pháp mương rãnh thường tạo ra lượng đất lớn và một giới hạn tại bề mặt làm việc. 

Phương pháp chôn lấp chất thải rắn

Để đạt hiệu quả tối ưu, vận hành theo phương pháp mương rãnh có thể yêu cầu nhiều đất và trang thiết bị hơn là phương pháp bề mặt. Vận hành theo phương pháp mương rãnh có thể cần lưu trữ và sử dụng số lượng lớn đất.

Đóng bãi chôn lấp

Bãi chôn lấp vệ sinh hoàn thành là cơ hội thu lại nguồn tài nguyên (khí bãi chôn lấp) hoặc để xây dựng các công trình. Việc xây dựng nhà ở và khu TTTM trên bãi chôn lấp chỉ giới hạn ở bãi chôn lấp ổn định hoàn toàn nếu phương pháp đặc biệt không được áp dụng, các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện 

Áp dụng kỹ thuật chôn lấp an toàn hợp vệ sinh

Chôn lấp tầng đáy: Gồm tầng loại bỏ nước ngầm (30cm), tầng chống thấm nước làm cứng 75cm) và tầng loại bỏ nước thải (60cm). Chôn lấp hợp vệ sinh: Thi công cấu trúc như thiết bị gom khí rác thải, loại bỏ nước mưa, nước thấm vào, xây thiết bị phụ ngoài bờ và đường bộ.

Kỹ thuật chôn lấp an toàn hợp vệ sinh

Chôn lấp rác và phủ đất; Mỗi tầng rác đổ cao 4,5m sau đó phủ 15 – 20cm lớp đất lên bề mặt. Tổng cộng 8 tầng rác, cứ 2 tầng rác thì phù thêm đất trung gian là 0,5m và tầng mặt trên cùng cao khoảng 1m, tổng cộng bãi rác được chôn và đổ cao đến 40m.

Thu gom khí: Để tái sử dụng khí thải thì bãi rác được lắp đặt ống khí nằm ngang và thẳng đứng thu, dẫn khí chuyển sang máy phát điện (công suất 50MW)

Giảm mùi hôi: Sau khi đổ rác trong 5 giờ, phải lấp đầy đất và nén cho đất lún xuống, thực hiện khử mùi trong và ngoài khu vực đổ rác, lắp đặt máy đốt khí đơn giản và tiến hành đốt một phần khí. 

Lưu ý khi thực hiện chôn lấp rác thải rắn

Để đảm bảo không có các rủi ro và trở ngại trong việc xây dựng và thực hiện các công trình nhà ở, bãi trọ. Về việc xây dựng bãi chôn lấp, các đơn vị và chính quyền cần lưu ý:

  • Nước thải và khí thải từ bãi chôn lấp rác thải ra môi trường đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật của môi trường.
  • Sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải, tiếp tục không cho người và súc vật ra vào tự do, đặc biệt nơi tập trung khí gas, cần có biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp
  • Bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hoàn thành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn theo quy định tại điểm C khoản 2 Điều 80 của luật bảo vệ môi trường
Bàn giao mặt bằng khi chôn lấp rác thải rắn

Trước khi tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn, chủ dự án đầu tư tái sử dụng bãi chôn lấp cần:

Theo dõi biến động môi trường tại điểm quan trắc, đánh giá yếu tố môi trường liên quan, kiểm tra các lỗ khoan thu hồi khí gas, khi nồng độ khí gas <5% mới được tái sử dụng.

Hiện nay, đa phần quy trình chôn lấp rác thải còn nhiều hạn chế, chưa đúng kỹ thuật do thiếu hụt cơ sở vật chất. Những yếu tố, điều kiện để Việt Nam tính tới lựa chọn mô hình, công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp an toàn, vệ sinh: còn nhiều quỹ đất ở vùng nông thôn và chi phí đầu tư thấp giúp giảm mức thu phí rác thải cho người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon