Công trình công nghiệp là gì? Nguyên tắc phân cấp công trình công nghiệp 

Theo luật xây dựng được ban hành năm 2014, văn bản hợp nhất luật xây dựng số 02/VBHN-VPQH năm 2019 và nghị định 06/2021/NĐ-CP về thi công xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. 

Công trình công nghiệp là gì? Quy trình phân cấp công trình công nghiệp dựa trên các nguyên tắc nào? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực xây dựng. Vì thế, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này.

Công trình công nghiệp là gì?

Công trình công nghiệp là nơi diễn ra quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm trong xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy gồm nhà(xưởng) sản xuất, điều hành sản xuất, công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, nghỉ ngơi, học tập, giải trí, sinh hoạt, bảo tàng, giao thông, dịch vụ,…). Và các công trình kỹ thuật như: điện, thoát nước – cấp nước, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy, thông gió,…

Công trình công nghiệp nơi diễn ra quá trình sản xuất công nghiệp

Các loại công trình công nghiệp được phân cấp như sau

Công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp công trình kết cấu dạng nhà hoặc kết cấu khác sử dụng cho khai thác, sản xuất nguyên liệu, vật liệu, năng lượng phục vụ nhu cầu con người và ngành kinh tế như:

Công trình sản xuất vật liệu và sản phẩm dân dụng

Đây là công trình độc lập, tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền các cơ sở sau: Mỏ khai thác nguyên liệu vật liệu xây dựng (cát, sét, đá và nguyên liệu khác), nhà máy sản xuất xi măng, trạm nghiền xi măng hoặc công trình đơn lẻ trong dây chuyền sản xuất vật liệu, công trình sản xuất vật liệu. 

Sản phẩm xây dựng khác như: cấu kiện bê tông, gạch xi măng cốt liệu, gạch sét nung và viên xây khác, sản phẩm ốp lát, sứ vệ sinh, kính và sản phẩm từ kính, sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm khác. 

Mỏ khai thác nguyên liệu xây dựng

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

Một công trình độc lập, tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong các cơ sở như: nhà máy luyện kim màu, cán thép; nhà máy chế tạo máy động lực và máy nông nghiệp; nhà máy chế tạo máy công cụ và thiết bị công nghiệp; nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ; nhà máy chế tạo thiết bị toàn bộ, nhà máy chế tạo máy xây dựng, nhà máy sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông (tàu thủy, ô tô, xe máy,…); nhà máy chế tạo thiết bị điện, nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí cho ngành công nghiệp khác.

Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản 

Công trình độc lập, tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong các cơ sở: mỏ than lộ thiên, mỏ than hầm lò, chế biến than, nhà máy sàng tuyển, nhà máy chế biến khoáng sản, mỏ quặng lộ thiên, công trình sản xuất alumin, làm giàu quặng (bao gồm tuyển quặng bô xít)

Công trình khai thác và chế biến khoáng sản

Công trình dầu khí

Công trình độc lập, tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong các cơ sở: Công trình phục vụ hoạt động khai thác, nhà máy lọc, giàn khai thác, nhà máy lọc, hóa dầu, nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học, nhà máy sản xuất dầu nhờn, kho chứa dầu thô, nhà máy chế biến khí, kho chứa dầu thô, xăng dầu, trạm chiết khí hóa lỏng, tuyến ống dẫn khí, phân phối khí, kho chứa khí hóa lỏng

Công trình năng lượng

Là một công trình độc lập, tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong các cơ sở: Nhà máy thủy điện (gồm công trình đầu mối), nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, điện nguyên tử, điện địa nhiệt, điện rác (không ồm khu xử lý chất thải rắn), điện thủy triều, điện sinh khối, điện khí biogas, nhà máy cấp nhiệt, điện đồng phát, cấp khí nén, đường dây truyền tải điện và cơ sở cung cấp nhiên liệu, năng lượng cho phương tiện giao thông và sử dụng cá nhân.

Công trình năng lượng điện gió

Công trình hóa chất

Là công trình độc lập, tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong các cơ sở, kho chứa, trạm chiết nạp các sản phẩm: hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, hóa dược, hóa mỹ phẩm, hóa dầu, hóa chất cơ bản; nguồn điện hóa học (pin, ắc quy, que hàn,…); khí công nghiệp, cao su (săm, lốp, băng tải, cao su kỹ thuật,…); chất tẩy rửa (kem giặt, bột giặt, nước gội đầu, nước giặt, nước/chất tẩy rửa, xà phòng,…); sơn, mực in các loại; nguyên liệu nhựa (alkyd, acrylic,…), nguyên liệu mỏ hóa chất, tiền chất thuốc nổ công nghiệp, vật liệu nổ.

Công trình công nghiệp nhẹ

Sản phẩm tiêu dùng

Tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong cơ sở sau sản xuất, đóng gói, lắp ráp, chế tạo, kho chứa các sản phẩm và thực hiện công việc: dệt, in, xơ sợi, nhuộm (dệt/may); thuộc da và sản phẩm từ da; sành sứ, bột giấy và giấy; đồ điện tử (máy tính, điện thoại, tivi,…), điện lạnh (điều hòa, tủ lạnh,…); linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử (mạch in điện tử, IC và sản phẩm tương đương); thuốc và các vật tư y tế, sản phẩm tiêu dùng khác.

Thực phẩm

Công trình độc lập, tổ hợp công trình, dây chuyền công nghệ trong các cơ sở chế biến, sản xuất, đóng gói, kho chứa sản phẩm bánh kẹo, sữa, mì ăn liền, hương liệu, đồ uống (rượu, nước giải khát, bia,…)

Sản phẩm tiêu dùng thực phẩm

Nông, thủy và hải sản

Công trình độc lập, tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kho chứa sản phẩm và thực hiện công việc như: đóng hộp, lau bóng gạo, xay xát.

Lưu ý khi phân cấp công trình công nghiệp

Khi phân cấp công trình công nghiệp, cần đáp ứng các yêu cầu sau: 

Thứ nhất: Các công trình công nghiệp thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính phải phân cấp theo yêu cầu cho người và thiết bị công nghệ, mức độ độc hại với môi trường, mức độ nguy hiểm và cháy nổ theo quy định trong QCVN 06: 2010/BXD

Thứ hai: Công trình công nghiệp mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có gặp sự cố phải có cấp công trình không nhỏ hơn cấp I: công trình sử dụng hoặc lưu giữ chất phóng xạ, công trình sản xuất hoặc lưu giữ các loại hóa chất độc hại.

Lưu ý khi phân cấp công trình công nghiệp

Thứ ba: Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp nhưng không nằm trong dây chuyền sản xuất chính như nhà điều hành, hành chính,… thì lúc xác định cấp công trình phải tuân theo quy định như với công trình công cộng

Thứ tư: Với công trình hạ tầng kỹ thuật như: xử lý nước thải, cấp nước, kết cấu hạ tầng đô thị,… thuộc dự án xây dựng công trình công nghiệp khi xác định cấp công trình cần tuân theo quy định như với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về công trình công nghiệp, hy vọng bạn đọc có thể biết thêm về phân cấp công trình công nghiệp. Các loại công trình công nghiệp hiện nay. Có thể nói, công trình công nghiệp đóng vai trò quan trọng với hoạt động sản xuất và đời sống con người. Vì thế, khi xây dựng công trình công nghiệp, nhà đầu tư cần xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo về độ bền vững và an toàn của cả công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon