Chất thải rắn là gì, phân loại và quy trình xử lý chất thải rắn

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của Việt Nam, đóng góp 30% tổng GDP của cả nước. Với sự phát triển của công nghiệp hóa đó là sự gia tăng về số lượng dân số, TP.HCM phải đối mặt với một bài toán rất nan giải – chất thải rắn. Để có phương án xử lý triệt để và cải thiện môi trường, mang đến điều kiện tốt cho cư dân. Dưới đây là thông tin về định nghĩa, phân loại rác thải rắn. Cùng tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, thải ra từ quá trình kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt hằng ngày hoặc các hoạt động khác. Ví dụ: hộp nhựa, cao su, giấy, sắt, nhôm, đồng, giấy báo,…. toàn bộ những gì mà con người loại bỏ ra khỏi môi trường. Cùng điểm qua các loại chất thải rắn thường thấy.

  • Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh trong ngành sản xuất công nghiệp dạng phế phẩm và phế liệu như gia công cơ khí, luyện kim, dệt nhuộm, chăn nuôi, công nghệ sản xuất lương thực, thực phẩm,… Chất thải công nghiệp tồn tại ở nhiều dạng như: rắn, lỏng, khí. 
  • Chất thải rắn sinh hoạt: Gồm các loại vỏ chai, vật tư ốc vít, chảo, máy cưa, vỏ hộp,… thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người. rác thải rắn bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau. 
  • Chất thải rắn thông thường: Là các dạng phế phẩm từ sản xuất kinh doanh nhựa phế liệu, đồng, nhôm, niken, kẽm,…
  • Chất thải rắn nguy hại: Thường xuất phát ở các khu trung tâm ý tế, chất thải nguy hại là đồ điện hạt nhân, kim loại chì, đầu đạn, máy móc phóng xạ,…
Chất thải rắn là gì? Hướng dẫn xử lý chất thải rắn đúng cách

Cách phân loại chất thải rắn khoa học

Để góp phần nâng cao ý thức và bảo vệ môi trường sống trong lành việc thu gom và xử lý chất thải rắn là điều rất cần thiết. Dưới đây là cách để phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn:

  • Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh
  • Chất thải rắn đô thị là các loại rác thải rắn, chất thải từ khu công nghiệp, chợ, trường học,…
  • Chất thải rắn nông nghiệp là các loại bao bì, rơm rạ, thuốc bảo vệ thực vật,… được sử dụng trong hoạt động nuôi trồng
  • Chất thải rắn công nghiệp là các chất thải từ khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy như phế liệu, kim loại, cao su, thủy tinh 
  • Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải từ các loại thức uống, chai lọ, rác sinh hoạt hằng ngày,…

Thực trạng ô nhiễm chất thải rắn

Theo bộ TN và MT, hiện nay, cả nước thải ra lượng chất thải rắn khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó, khu vực đô thị chiếm đến 60%. Ước tính, năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng từ 10 – 16%/năm. Với các nước như TP.HCM và Hà Nội mỗi ngày từ 7.000 – 9.000 tấn rác. 

Thực trạng ô nhiễm rác thải rắn tại Việt Nam

Trong đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị chưa phát triển đồng bộ, trình độ và năng lực quản lý chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của quá trình đô thị hóa nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và cộng đồng, đặc biệt các bãi chôn lấp, đang là vấn đề bức xúc với xã hội.

Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó 450 doanh nghiệp sản xuất các loại bao bì tạo ra chất thải nhựa hằng ngày, gồm túi nilon khó phân hủy chiếm khối lượng lớn do cung cấp từ các cửa hàng. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh. Gần 50%, sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất và phục vụ cho mục đích sử dụng 1 lần và sau đó thải bỏ nhưng chỉ một phần được thu hồi và tái chế.

Quản lý chất thải rắn đúng cách

Các chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được đem đến tại các bãi thải để tập kết và có các phương án xử lý khác nhau. Bạn có thể tham khảo địa chỉ công ty môi trường uy tín để giao trách nhiệm xử lý chất thải hoặc bán chúng để thu về 1 giá trị tương ứng. Quản lý theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Bước 1: Phân loại chất thải từ lúc mua
  • Bước 2: Tiến hành thu gom các loại rác thải
  • Bước 3: Vận chuyển chất thải đến điểm tập trung tại công ty xử lý rác thải
  • Bước 4: Xử lý chất thải theo quy trình
Thu gom và xử lý chất thải rắn đúng cách

Các phương pháp xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn không được quản lý là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Vì thế việc đưa ra các phương pháp đánh giá để tìm kiếm giải pháp xử lý chất thải rắn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Dưới đây là 3 phương pháp xử lý chất thải rắn hiệu quả: 

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt

Quy trình thiêu đốt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để xử lý chất thải rắn, đặc biệt đối với chất thải nông nghiệp, chất thải nguy hại nói riêng. Xử lý khói thải khi thiêu đốt là một vấn đề lớn chúng ta cần quan tâm. Hiện nay, phụ thuộc vào thành phần khí thải trong khi đốt rác, người ta chọn phương pháp xử lý phù hợp để áp dụng hiệu quả như hấp thụ, địa lý. Phương pháp kết tủa, oxy hóa, trung hòa phương pháp cơ học như lắng, lọc. 

Bạn có thể tham khảo: Chất thải y tế là gì? Cách xử lý chất thải y tế an toàn, khoa học

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

Quá trình ủ sinh học được áp dụng với các chất hữu cơ không độc hại. Qua đó xử lý cho tới khi thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ của chúng được kiểm soát để giữ vật liệu ở trạng thái hiếm khí trong thời gian ủ.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp tái chế chất thải rắn

Phương pháp tái chế chất thải rắn thúc đẩy công nghiệp phát triển, giảm thiểu sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác tài nguyên quốc gia. Các loại chất thải rắn hiện nay có thể tái chế như: kim loại, hộp nhựa, bìa, nilon, giấy được các hộ gia đình bán cho người mua ve chai. Sau đó chuyển về làng nghề, tuy vậy công nghệ tái chế tại làng nghề hầu hết đã cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng và quy mô nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. 

Theo xu thế chung về việc xử lý chất thải rắn trên thế giới, trong tương lai, công nghệ chôn lấp sẽ “không còn chỗ đứng”, công nghệ tái chế được triển khai ứng dụng mạnh hơn, tùy theo loại hình của chất thải. Đặc biệt, công nghệ nhiệt phân sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn để giảm thiểu diện tích so với các phương pháp khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon