Chất Thải Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại Và Cách Xử Lý Chất Thải Nông Nghiệp

Chất thải nông nghiệp là gì? Mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác thải nông nghiệp thải ra ngoài môi trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Vậy chất thải nông nghiệp là gì? Phân loại và cách xử lý chất thải nông nghiệp như thế nào? 

Ngành nông nghiệp đóng vai trò rất to lớn trong sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, người dân vô tình thải ra môi trường các chất thải độc hại với sức khỏe của con người. Để đảm bảo quản lý tốt chất thải nguy hại từ ngành nông nghiệp là việc làm hết sức cấp thiết.

Chất thải nông nghiệp là gì?

Chất thải nông nghiệp là những loại rác thải bị phát sinh từ các hoạt động trồng trọt (bao bì đựng phân bón, vỏ bao đựng thuốc trừ sâu, chai lọ đựng thuốc diệt chuột,…) Hoạt động chăn nuôi (thức ăn thừa của động vật, thuốc tăng trọng, kim tiêm, phân gia súc gia cầm,…) được xả ra hàng ngày ngoài môi trường.

Chất thải nông nghiệp chưa có phương án xử lý tối ưu

Các loại chất thải trong ngành nông nghiệp

Chất thải nông nghiệp được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hóa học cũng như khả năng phân hủy sinh học.

Chất thải trồng trọt

Chất thải từ quá trình canh tác, trồng trọt, thu hoạch rơm rạ, lá cây, thân ngô, vỏ bao bì đựng thuốc trừ sâu, bao bì phân bón kể cả những sản phẩm từ trồng trọt bị hư thối. Theo số liệu thống kê, cả nước Việt Nam mỗi năm sản xuất khoảng 47 triệu tấn lương thực nhưng lượng rác thải phải ra ngoài môi trường có thể lên đến 85 triệu tấn. Trong đó hơn 70% chưa qua xử lý

Chất thải chăn nuôi

Chất thải từ quá trình giết mổ, chăn nuôi, chế biến động vật như phân gia súc gia cầm, bao bì vỏ thuốc kháng sinh cho vật nuôi,…

Từ số liệu và đặc điểm sinh lý của vật nuôi, chuyên gia thống kế được trung bình mỗi ngày, gia cầm thải 0,2kg/con, trâu, bò thải 15kg/con và lợn thải 1,5kg/con. Từ các hoạt động chăn nuôi nước ta mỗi năm, lượng chất thải lên đến hàng trăm triệu/tấn. Tuy vậy, khâu xử lý rác thải vẫn còn rất thô sơ và hời hợt.

Hiện nay, bà con nông dân đã tận dụng được các chất thải như phân để ủ và làm phân bón trồng trọt cực kì hiệu quả. Qua đó, từng bước hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ sạch đẹp

Chất thải nông nghiệp từ hoạt động chăn nuôi

Chất thải nông nghiệp thông thường

Các loại rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thông thường như: Trồng trọt, rơm rạ, lá cây, trấu, cỏ,…

Từ chăn nuôi: Phân vật nuôi, chất thải do giết mổ gia súc gia cầm, chế biển thủy hải sản

Đây là chất thải có thành phần không độc hại hoặc có thành phần gây hại nhưng trong giới hạn cho phép của Bộ Tài Nguyên Môi Trường.

Chất thải nông nghiệp nguy hại

Chất thải nông nghiệp nguy hại gồm các chất thải chứa thành phần gây hại đối với sức khỏe của con người và môi trường như ngộ độc, lây nhiễm, cháy nổ.

Đơn cử như: vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh và đặc biệt là xác của động vật, dụng cụ mổ như kim tiêm, dao mổ còn dính máu và dịch sinh học từ vật nuôi

Với nhóm chất thải này, ta cần xử lý kỹ để tránh gây hại với sức khỏe của con người và môi trường.

Thực trạng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

Theo báo cáo của Viện Môi Trường Nông Nghiệp tại Việt Nam, hằng năm, ngành nông nghiệp thải ra hơn 200 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, số lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót trên bao bì, chai lọ chiếm 1,85% tỷ trọng. 

Thực trạng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, người dân ở vùng chuyên sản xuất nông nghiệp vẫn chưa tuân thủ những quy định về thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp theo quy định mà đa số đều xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường hoặc tự tiêu hủy bằng cách đốt cháy. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đối với môi trường và đời sống của con người

Một thực tế cho thấy công tác vận động, tuyên truyền và hỗ trợ của chính quyền về việc xử lý rác thải nông nghiệp theo quy định vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.

Có thể bạn muốn đọc: Phương pháp tái chế rác thải điện tử

Ảnh hưởng chất thải nông nghiệp với môi trường

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề đáng báo động ở mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy có nhiều chính sách quản lý chất thải được ban hành từ Nhà nước nhưng còn nhiều bất cập trong quá trình xử lý. Khiến nhiều nơi thấy rác tràn lan ở mặt bờ hồ, sông, bờ bụi,… Chất thải nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường:

Gây ô nhiễm không khí: Chất thải từ thức ăn thừa vật nuôi, thậm chí xác chết vật nuôi chưa được xử lý đúng cách bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, việc đốt rơm rạ sau mỗi đợt thu hoạch phát sinh nhiều khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên mỗi ngày

Ô nhiễm môi trường đất: Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học làm cho hệ vi sinh vật trong đất mất đi. Đất đai khô cằn, mất chất dinh dưỡng vốn có trong đó. Khiến sản phẩm làm ra từ trồng trọt không đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm không khí

Gây ô nhiễm môi trường nước: Theo chuyên gia, tỉ lệ bám dính hóa chất trên bao bì trung bình từ 1,95%

Như vậy, các bao bì này ở môi trường như sông, hồ sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngay tại đó. Cùng với đó là xử lý không kỹ chất thải từ lò mổ gia cầm gây ảnh hưởng đến môi trường nước xung quanh

Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới sức khỏe con người

Con người chúng ta ăn các thực phẩm không sạch như rau củ với lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép hay thịt tiêm thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh. Theo thời gian, hóa chất độc hại tích tụ dần trong cơ thể chúng gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh có thể gây ung thư. Chúng ta nên cân nhắc trong việc lựa chọn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Quy trình thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp

Hiện nay, quy trình thu gom và quản lý chất thải nông nghiệp không được giao cho bất cứ một cơ quan nào. Thay vào đó, chính phủ phân công cho các bộ, ngành cùng tham gia. Quy trình quản lý chất thải nông nghiệp thường gồm các bước như:

  • Bước 1: Phân loại rác thải
  • Bước 2: Lưu giữ
  • Bước 3: Tiến hành tập kết
  • Bước 4: Mang đến khu trung chuyển
  • Bước 5: Xử lý

Bên cạnh đó, theo nghị định 38/2015/NĐ – CP quy định việc thu gom, quản lý chất nguy hại như sau:

  • Các bao bì, sản phẩm chứa hóa chất độc hại sử dụng trong ngành nông nghiệp cần được xử lý, thu gom, lưu giữ và vận chuyển theo quy định quản lý chất thải nguy hại
  • Với nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi nên được tái sử dụng cho hoạt động chăn nuôi trồng trọt theo quy định Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
  • Các bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật nếu được làm sạch các thành phần nguy hại sẽ được quản lý như với rác thải thông thường
  • Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cần có trách nhiệm phối hợp cùng Bộ trưởng bộ Tài Nguyên Môi Trường để được hướng dẫn về việc quản lý và thu gom chất thải nông nghiệp
  • Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường có trách nhiệm ban hành quy định về xử lý các bao bì phân bón, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật,… phát sinh trong nông nghiệp.
Quy trình xử lý chất thải nông nghiệp

Cách xử lý chất thải nông nghiệp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Để ngăn chặn và hạn chế các ảnh hưởng xấu của chất thải nông nghiệp đối với môi trường sống, chúng ta cần có các phương án xử lý phù hợp. Vậy cách xử lý rác thải nông nghiệp đó là gì? Dưới đây là một số gợi ý chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc tham khảo:

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas

Là biện pháp xử lý vô cùng tối ưu, hạn chế lượng rác thải xả bừa bãi ra ngoài môi trường gây hiệu ứng nhà kính, vừa có thể tận dụng khí biogas làm nhiên liệu đun nấu, thắp sáng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.

Xử lý chất thải nông nghiệp bằng giun quế và ruồi lính đen

Phương pháp này sử dụng để chế biến chất thải sinh học như phân chuồng, thức ăn thừa, rau quả thải bỏ,… Ưu điểm này giúp loại bỏ rác, tạo ra thức ăn cho gia súc và phân bón tăng dưỡng chất cho đất. Hơn nữa, trùn quế có thể tận dụng để làm thức ăn cho gia cầm hoặc đem bán để tăng thu nhập cho người dân.

Bài tiếp theo: Chất thải y tế là gì? Phân loại và kế hoạch xử lý chất thải y tế

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng cách dùng năng lượng tái tạo và sinh khối

Công nghệ xử lý chất tải gồm 3 thiết bị là: Bếp khí hóa, máy sấy năng lượng mặt trời, máy băm chặt. Cách làm hầm Biogas cải tiến rất rẻ.

Quy trình xử lý rác thải nông nghiệp không quá khó, đầu tiên đưa rơm, rạ vào máy băm rồi sau đó dùng máy sấy để sấy khô, bước cuối là cho vào bếp khí hóa tạo nhiệt để nấu nướng hoặc tạo than bán hoạt tính để phân bón cho các loại cây trồng.

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng năng lượng tái tạo sinh khối

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng công nghệ ủ phân cao nhiệt

Công nghệ xử lý rác thải nông nghiệp bằng phân bón hữu cơ được thực hiện tại chỗ để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng các tấm topex- một loại vải không dệt có thể đẩy nhiệt độ ủ bên trong lên đến 70 độ C, trong khi đó vẫn có thể đảm bảo không khí lưu thông tốt trong và ngoài đống ủ. Các loại vi khuẩn hiếu khí có thể hoạt động tích cực hơn so với bình thường để phân hủy rác hữu cơ triệt để nhằm kìm hãm các loại vi khuẩn tạo ra khí nhà kính CH4

Xử lý chất thải nông nghiệp bằng giải pháp trồng cây luân canh, xen kẽ

Cách xử lý này giúp tăng khả năng kháng sâu bệnh và bảo vệ độ dinh dưỡng cho đất. Nhờ đó, người dân sẽ hạn chế lượng thuốc trừ sâu cho cây trồng và các loại hoa màu, hạn chế hóa chất bị lạm dụng quá độ ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường đất.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng giải pháp đệm lót sinh học

Mô hình thu gom rác thải này còn khá mới lạ với nhiều người, tuy vậy, đây là một trong những cách xử lý chất thải được ưu tiên thử nghiệm và áp dụng ở các địa phương để hạn chế chất thải từ các vật nuôi, tăng cao năng suất trong chăn nuôi và đem đến hiệu quả kinh tế cao

Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Xử lý rác thải nông nghiệp bằng vi sinh vật NC26

Là phương pháp mới trong xử lý rác thải nông nghiệp, phương pháp này, chúng ta sử dụng vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và tạo ra các chất mới. Chúng giúp quá trình ủ phân diễn ra nhanh chóng và có thể tiêu diệt thành phần nguy hiểm trong rác thải nông nghiệp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chất thải nông nghiệp và các biện pháp xử lý để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Từ đó giúp phát triển hoạt động chăn nuôi, trồng trọt tối ưu hơn. Hy vọng, qua bài viết, chúng ta có thêm những kiến thức và nhận thức về môi trường để mang đến sự phát triển bền vững của nhân loại và hệ sinh thái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon