Chất Thải Y Tế Là Gì? Phân Loại Và Kế Hoạch Xử Lý Chất Thải Y Tế

Chất thải y tế là gì? Biện pháp xử lý rác thải y tế an toàn, khoa học như thế nào. Chất thải y tế là thách thức của cơ sở chăm sóc sức khỏe phải đối mặt. Hệ thống xử lý rác thải y tế nào được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Bài viết này, Nhựa Thuận Phong sẽ giải thích định nghĩa về rác thải y tế và phương pháp xử lý hiệu quả. Để giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng đối với sức khỏe của cộng đồng.

Chất thải y tế là gì?

Chất thải y tế được định nghĩa là bất kỳ loại chất thải nào có chứa chất nhiễm trùng hoặc các vật liệu có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Bao gồm chất thải phát sinh từ văn phòng bác sĩ, phòng khám nha khoa, cơ sở nghiên cứu y khoa, phòng thí nghiệm, phòng khám thú y. Chất thải y tế có thể chứa chất lỏng cơ thể như máu hoặc chất gây ô nhiễm. 

Chất thải y tế gồm chất nhiễm trùng hoặc vật liệu từ phòng khám (Nguồn TTXVN)

Đạo luật theo dõi Chất thải y tế năm 1988 định nghĩa đây là chất thải phát sinh  trong quá trình xét nghiệm, chẩn đoán, tiêm chủng hoặc điều trị cho người hoặc động vật. Một số ví dụ điển hình như: găng tay, các vật dụng sắc nhọn như dao mổ, băng gạc, khăn giấy.

Sự nguy hiểm của chất thải y tế

Khi chất thải y sinh không được quản lý đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe của con người. VD: Kim tiêm đã dùng cho người bệnh, sau khi vứt bỏ và không được xử lý, kim tiêm có thể đâm thủng túi rác và truyền bệnh vào người không may chạm phải. Tiếp tục thêm chất gây ô nhiễm tại các cơ sở tái chế, bãi rác. Khi tiếp xúc với con người, các chất lây nhiễm chứa trong đó trực tiếp đưa vào cơ thể.

Chất thải nguy hại có thể khiến con người bị nhiễm bệnh, nhiễm phóng xạ, ngộ độc và mối nguy hại khác. Cuối cùng, chất thải nguy hại được vận chuyển đến bãi chôn lấp thông thường. Có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh và môi trường nước. 

Các tên gọi khác của chất thải y tế

Chất thải y tế còn có những tên gọi khác và đều chung một ý nghĩa cơ bản. Tất cả các tên thường gọi trước đây đề cập đến chất thải được tạo ra trong khi chăm sóc sức khỏe hoặc có khả năng bị nhiễm bởi các loại vật liệu truyền nhiễm

Chất thải y tế là gì? Cách xử lý chất thải y tế hiệu quả
  • Chất thải sinh học
  • Chất thải y tế
  • Chất thải lâm sàng
  • Chất thải nguy hiểm sinh học
  • Chất thải y tế có kiểm soát
  • Chất thải y tế truyền nhiễm

Chất thải từ việc chăm sóc sức khỏe: Các thuật ngữ được dùng để thay thế cho nhau nhưng có điểm khác biệt giữa chất thải y tế và chất thải nguy hại. Tổ chức Y Tế phân loại vật dụng sắc nhọn như: dịch tiết, băng gạc, vật sắc nhọn và các vật liệu bị lây nhiễm hoặc rác thải nguy hại còn các vật không chứa chất lây nhiễm hoặc băng gạc động vật là chất thải y tế nói chung

Thực tế, giấy văn phòng, rác trên các nhà bếp, sàng nha phát sinh từ cơ sở khám chữa bệnh cũng được coi là rác thải y tế, mặc dù không bị quy định và không gây hại trong tự nhiên.

Bài viết có liên quan: Chất thải nông nghiệp là gì? Cách xử lý chất thải nông nghiệp

Rác thải y tế được phân ra thành những loại nào

Chất thải y tế có thể bao gồm các sản phẩm phụ khác của ngành y. Định nghĩa có thể gồm giấy văn phòng và các loại rác thải bệnh viện. Danh sách dưới đây là các loại chất thải phổ biến nhất, xác định bởi tổ chức y tế thế giới:

Vật sắc nhọn: Chất thải này gồm bất cứ thứ gì có thể xuyên da như: kim, lưỡi dao, dao mổ, dao cạo, taples, ống tiêm, dây điện và ống thụt

Chất thải truyền nhiễm, bất cứ thứ gì lây nhiễm hoặc có khả năng lây nhiễm đều thuộc loại này, gồm băng gạc, khăn giấy, dụng cụ y tế và sự nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm

Chất phóng xạ: Chất thải này có ý nghĩa là chất lỏng xạ trị không sử dụng hoặc chất lỏng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Có thể gồm bất cứ đồ thủy tinh hoặc vật dụng khác bị nhiễm chất lỏng này.

Bệnh lý: Mô, máu, chất lỏng hoặc bộ phận cơ thể và xác động vật bị nhiễm bệnh thuộc rác thải này

Chất thải y tế (Nguồn ảnh Vnexpress)

Dược phẩm: Nhóm này gồm vắc xin và thuốc chủng nhiễm bệnh chưa sử dụng hoặc bị ô nhiễm. Gồm thuốc tiêm, kháng sinh và thuốc viên

Hóa chất: Các chất tẩy rửa, dung môi dùng trong phòng thí nghiệm, kim loại nặng và pin từ thiết bị y tế như nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân

Chất thải độc hại: Dạng chất thải có tính độc hại cao gây ung thư, đột biến và quái thai. Nó có thể gồm các loại thuốc gây độc tế bào điều trị ung thư

Chất thải y tế tổng hợp không được quy định: Còn gọi là chất thải không nguy hại, loại này thường không gây ra sự nguy hiểm sinh học, vật lý hoặc hóa học nào.

Công tác quản lý chất thải rắn y tế được quy định như thế nào?

Theo điều Luật 62 Trong luật Bảo Vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường hoạt động y tế và kiểm soát các tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người như sau:

Bệnh viện, cơ sở y tế đáp ứng yêu cầu về việc bảo vệ môi trường như:

Thu gom, xử lý nước thải để đáp ứng yêu cầu về việc bảo vệ môi trường 

Phân loại chất thải rắn tại nguồn thực hiện việc lưu trữ, vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về việc bảo vệ môi trường.

Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường nếu bị lẫn vào chất thải y tế thì cần quản lý như với chất thải y tế lây nhiễm.

Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế

Khuyến khích khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi mang đến nơi xử lý tập trung

Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra

Thu gom và xử lý rác thải y tế

Xử lý khí thải để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Xây dựng, vận hành các công trình vệ sinh, hệ thống xử lý, lưu giữ và thu gom chất thải theo quy định.

Cơ sở y tế sử dụng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ phải đáp ứng yêu cầu pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Chất ô nhiễm này tác động trực tiếp đến sức khỏe con người cần được xử lý như sau:

  • Nhận diện, cảnh bảo, đánh giá,, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm tác động đến sức khỏe của con người, các vấn đề bệnh tật và sức khỏe có liên quan đến chất ô nhiễm
  • Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe của con người và vấn đề bệnh tật được xác định có nguyên nhân từ chất ô nhiễm
  • Quản lý, công bố, chia sẻ và công bố thông tin về chất ô nhiễm tác động trực tiếp lên sức khỏe của con người
  • Bộ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc xử lý, vận chuyển chất thải y tế
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải y tế phù hợp với điều kiện địa phương; Thực hiện quản lý chất ô nhiễm liên quan đến bệnh tật và sức khỏe của con người.

Nơi vứt bỏ các loại chất thải y tế

Để nâng cao ý thức phân loại rác thải ngay tại nguồn và tạo sự thuận tiện trong phân loại rác. Nhà nước đã có những biện pháp, điều luật ban hành đề rác thải phân loại tại khu công nghiệp, công cộng, bệnh viện,… Theo đó, bộ y tế đã phân loại 4 màu sắc của thùng rác y tế gồm: xanh lá, đen, vàng, trắng

Phân loại rác thải bằng cách sử dụng thùng rác y tế
  • Thùng rác màu xanh là: Thùng rác chúng ta bắt gặp nhiều nhất, dùng để đựng rác thải sinh hoạt của bệnh nhân có thể kể đến như thực phẩm thừa, vỏ bánh kẹo, chai nước,…
  • Thùng rác màu vàng: Thùng rác dùng để chứa chất thải y tế, chất thải sinh học có khả năng gây nguy hại, có thể mang mầm bệnh và truyền nhiễm. Hết sức lưu ý khi tiếp xúc với loại thùng rác này
  • Thùng rác màu trắng: Dùng để đựng rác thải vô hại, có thể tái chế
  • Thùng rác màu đen: Được sử dụng để đựng chất thải nguy hại như chất phóng xạ, thiết bị bức xạ. 

Phương pháp xử lý chất thải y tế

Chất thải y tế rất nguy hiểm và cần phải được xử lý chuẩn theo luật về môi trường

Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đảm bảo xử lý đạt chuẩn kỹ thuật về môi trường do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành

Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên như

  • Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế
  • Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm)
  • Tự xử lý tại các công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế

Thu gom chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

Là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh đến khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời hoặc về nơi xử lý trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Thu gom chất thải y tế trong khuôn viên cần thực hiện theo quy định tại điều 7 thông tư 20/2021/TT-BYT. Cụ thể:

Kế hoạch thu gom chất thải y tế tại khuôn viên cơ sở y tế

Thu gom chất thải lây nhiễm

  • Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải phù hợp để hạn chế sự ảnh hưởng đến các khu vực chăm sóc người bệnh của khu vực khác trong cơ sở y tế
  • Dụng cụ thu gom chất thải cần đảm bảo kín, không rò rỉ dịch thải trong khi thu gom
  • Chất thải lây nhiễm cần thu gom riêng từ nơi phát sinh đến khu vực lưu giữ chất thải tạm thời. Trước khi thu gom cần buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín.
  • Chất thải lây nhiễm cần xử lý sơ bộ gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Bên ngoài dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO” được lưu giữ riêng tại khu lưu trữ
  • Chất thải dạng lỏng thu gom vào hệ thống gom nước thải y tế của y tế và quản lý theo quy định quản lý nước thải y tế
  • Tần suất chất thải lây nhiễm nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải tại khuôn viên cơ sở tối thiểu một lần 1 ngày

Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm

  • Chất thải không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải ở cơ sở y tế
  • Thiết bị vỡ, hỏng đã qua sử dụng thải bỏ chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong hộp nhựa hoặc vật liệu phù hợp

Thu gom các chất thải khác

  • Chất thải rắn thông thường: dùng để tái chế hoặc thu gom riêng
  • Thu gom chất thải lỏng không nguy hại: Được thu gom hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải của bộ y tế
  • Khí thải được xử lý, loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường bên ngoài
Thu gom chất thải khác

Thu gom nước thải

  • Hệ thống thu gom phải là hệ thống kín và đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế
  • Nước thải y tế được xử lý và thu gom theo quy định của pháp luật

Trên đây là thông tin chia sẻ về chất thải y tế, hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nhân viên điều hành hệ thống xử lý rác thải và cách xử lý của từng loại chất thải. Hiểu các quy định của nhà nước và biện pháp xử lý rác y tế để vận hành đúng cách. Mục đích xử lý triệt để nguồn lây nhiễm ra cộng đồng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon