Nước là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người và sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái. 70% diện tích của Trái Đất được che phủ bởi nước nhưng chỉ có 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong nguồn khai thác để làm nước uống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tài nguyên nước và cách để bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho nhân loại. Để trả lời các câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Tài nguyên nước là gì?
Nước là thành phần gắn với sự tồn tại và phát triển của con người và môi trường sống của sinh vật trên hành tinh. Nước có vai trò rất to lớn với đời sống con người cũng như trong khai thác, sử dụng để sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đây là điều tất yếu để chúng ta cùng chung tay bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật và các quy định cụ thể về nguồn nước. Tài nguyên nước rất đa dạng, tuy vậy hoạt động của con người đang gây ra những ảnh hưởng xấu đối với tài nguyên nước, chúng ta cần có biện pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước hiệu quả.
Tham khảo: Môi trường sống của sinh vật là gì? Các loại môi trường sống sinh vật
Tài nguyên nước bao gồm những gì?
Tùy đặc điểm, tính chất của nguồn nước và yêu cầu quản lý, sử dụng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nguồn nước và lưu vực sông thành các loại cụ thể: nước dưới đất, nước sạch, nước sinh hoạt,… cụ thể:
- Nước mặt là nước tồn tại trên hải đảo hoặc đất liền
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong tầng chứa dưới đất
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước dùng cho việc ăn uống, vệ sinh của con người
- Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật nước sạch tại Việt Nam
- Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa hình làm từ 2 tỉnh, thành phố thuộc trung ương trở lên.
- Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn nội tỉnh thuộc trung ương
- Nguồn nước liên quốc gia là nước chảy từ lãnh thổ nước Việt Nam sang nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước trên đường biên giới Việt Nam và các quốc gia láng giềng
- Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm ở địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố thuộc trung ương.
Vai trò của tài nguyên nước trong đời sống
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ dòng nước. Tất cả sự sống Trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước cũng ảnh hưởng đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết.
Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đều tại các đại dương đã tạo nên dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương ảnh hưởng đến khí hậu của vùng Châu Âu.
Vai trò tài nguyên nước là thành phần quan trọng trong tế bào sinh học và môi trường của quá trình quang hợp cây cối.
97,4% là nước mặn trong đại dương, 2,6% là nước ngọt tồn tại dạng băng tuyết ở hai cực và trên núi, chỉ có 0,3% nước trên thế giới có thể sử dụng để làm nước uống. Cung cấp nước uống là một trong những thách thức lớn của loài người trong những thập niên tới đây.
Nước được sử dụng trong công nghiệp là nguồn nhiên liệu như: cối xay nước, nhà máy thủy điện, máy hơi nước như chất trao đổi nhiệt
Các hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên nước
Tài nguyên nước đang bị đe dọa do dân số tăng nhanh, nhu cầu ngày càng cao cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tác động nghiêm trọng và gây ra biến đổi khí hậu. Do đó, nếu không có chính sách, cơ chế, chương trình để tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên nước sẽ không thể bảo vệ được nguồn tài nguyên hữu hạn này
Hoạt động sản xuất kinh doanh là sử dụng nguồn nước với lưu lượng lớn. Sử dụng lượng nước lớn có thể dẫn đến khai thác quá mức gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Sản xuất công nghiệp thải ra môi trường nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, thải trực tiếp vào nguồn nước mặt, ngấm qua đất đến mạch nước ngầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên nước.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp như nuôi trồng thủy hải sản, làm muối cũng gây ảnh hưởng đến tài nguyên do dư thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân hóa học quá giới hạn cho phép. Hoạt động du lịch, giao thông, giải trí đường thủy cũng có thể gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động giải trí, du lịch, giao thông đường thủy cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nước do xả rác từ khách du lịch trực tiếp vào nguồn nước
Sinh hoạt con người ảnh hưởng đến trữ lượng nước, chất lượng ở nhiều khía cạnh. Khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến khánh kiệt nguồn nước, lún đất, sụt lở. Việc xả chất thải sinh hoạt không được xử lý vào nguồn nước mặt ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.
Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay
Hiện nay cũng giống như các nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang cần đối mặt với thách thức liên quan nguồn nước. Nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng: tình trạng lũ lụt, triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng.
Khai thác và sử dụng tài nguyên nước không hợp lý và thiếu bền vững dẫn đến suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng còn thấp. Khai thác hồ chứa thủy lợi cho tưới nông nghiệp, thủy điện cho năng lượng gây ra các vấn đề chia sẻ nước trên lưu vực, cấp nước và duy trì dòng chảy môi trường hạ du.
Khai thác nước dưới đất thiếu quy hoạch, khai thác quá mức cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sụt lún đất nền ở các đô thị như TP.HCM, Hà Nội và khu vực ĐB Sông Cửu Long.
Biến đổi khí hậu gia tăng gây ra các tác động tiêu cực đối với tài nguyên nước. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự biến đổi khí hậu, khả năng tác động mạnh lên tài nguyên nước và làm cho các vấn đề rất nghiêm trọng như cạn kiệt nguồn nước
Quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam?
Theo điều 3 của luật tài nguyên nước năm 2012 quy định nguyên tắc bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, chống và khắc phục các hậu quả do nước gây ra như sau:
Quản lý tài nguyên nước phải đảm bảo thống nhất theo lưu vực sông, nguồn nước, kết hợp cùng quản lý theo địa bàn hành chính
Tài nguyên cần được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng của nước, giữa nước mặt và nước dưới đất, nước đất liền và vùng cửa sông, lãnh hải, nội thủy, giữa thượng lưu và hạ lưu kết hợp cùng việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch được cơ quan quản lý thẩm quyền phê duyệt, hướng đến bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh,…
Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi tổ chức, cơ quan, cá nhân và phải phòng ngừa là chính, bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước kết hợp cùng bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục ô nhiễm, suy thoái nguồn nước
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo sử dụng tổng hợp, công bằng, hợp lý, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân, tổ chức
Phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra cần theo kế hoạch và phương pháp chủ động, đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích cả nước, vùng ngành giữa khoa học, công nghệ với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân
Nhà nước có những chính sách gì về nguồn tài nguyên nước?
Nước là khởi nguồn của sự sống, mọi biến động của nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến môi trường, sinh trưởng của Trái Đất. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, bằng các phương pháp:
- Quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sở hữu công trình tài nguyên nước hoặc thực hiện dịch vụ nước.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành, địa phương và ý thức của người dân trong giám sát hoạt động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ chất lượng sông, suối, ao, hồ,…
- Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua giám sát trực tuyến
- Kiểm kê tài nguyên nước nhằm nắm bắt nguồn tài nguyên nước Việt Nam và hiện trạng khai thác sử dụng nước và xả rác thải vào nguồn nước.
Cách bảo vệ nguồn tài nguyên nước
Giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra sông, hồ, biển dù nhựa cần thời gian lâu để phân hủy có những loại tồn tại 100 – 200 năm trong môi trường tự nhiên
- Hạn chế sử dụng hóa chất tẩy rửa: Chất tẩy rửa cần sử dụng như nước giặt, xà phòng, nước rửa chén thì chúng ta có thể thay bằng nước rửa chén thành phần thiên nhiên như: chanh, sả, bồ hòn.
- Vứt rác đúng quy định: Khi thấy ai đó xả rác ở gần nguồn nước, bạn có thể nhặt lên và vứt vào thùng rác nhựa. Chủ động nhắc nhở và thực hiện để môi trường tốt hơn, nhờ đó sức khỏe đảm bảo hơn.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu: Hóa chất này tích tụ trong đất, thẩm thấu vào nguồn nước, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Sử dụng thuốc trừ sâu và vứt phế thải ra môi trường là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tài nguyên nước do nhựa Thuận Phong tổng hợp. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Có thể thấy nguồn nước có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.