Sự Thật Về Rác Thải Biển, Nỗi Ám Ảnh Của Hệ Sinh Thái Biển

Vấn đề rác thải biển luôn là một trong những giả thuyết được chính phủ quan tâm, nỗ lực tìm phương án giải quyết. Rác thải biển đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh vật biển và sức khỏe của con người. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhìn nhận những hậu quả để có phương án xử lý kịp thời. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây Nhựa Thuận Phong sẽ chỉ ra các nguyên nhân, thực trạng rác thải biển.

Rác thải biển là gì?

Rác thải biển là chất thải do con người cố ý hoặc vô tình tạo ra được thải ra biển hay đại dương. Rác thải biến có xu hướng tích tụ ở các dòng sống trên đường bờ biển và thường xuất hiện khi thủy triều xuống. Các mảnh vụn như gỗ, mặt trong rác thải biển. 

Thực trạng rác thải biển tại Việt Nam

Với việc dùng ngày càng nhiều, ảnh hưởng của con người đã trở thành một vấn đề lớn. Vì nhiều loại nhựa  không có khả năng phân hủy sinh học như vật liệu tự nhiên hoặc rác thải thân thiện với môi trường. Nhựa trong nước sẽ là mối nguy hại nghiêm trọng với sinh vật biển như: hải cẩu, cá, bò sát và các động vật trên biển.

Rác trôi vào các đường ống và cống nước là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên biển. Tài nguyên nước bị đe dọa là một dấu hỏi chấm lớn đối với các nhà chức trách. Tùy vào mức độ phù hợp, vấn đề và mức độ đóng góp khác nhau, một số quốc gia đưa ra chính sách bảo vệ tài nguyên biển tối ưu.

Rác thải biển có những loại nào?

Các nhà nghiên cứu phân loại mảnh vụn trên đất liền hoặc đại dương. Năm 1991, một nhóm chuyên gia về ô nhiễm biển đã thống kê số liệu: 80% ô nhiễm từ đất liền, 20% còn lại bắt nguồn từ nguồn hàng hải. 

Các vật thể nhân tạo có thể trở thành rác thải biển như: bóng bay, phao, dây thừng, túi nhựa, chai thủy tinh và chất thải y tế, bật lửa, lon nước,… được tìm thấy đã dạt vào bờ biển.

Các loại rác thải biển qua sử dụng

Quân đội Hoa Kỳ sử dụng bãi biển để chôn lấp bom và vũ khí không sử dụng từ năm 1919 – 1970

80% Rác thải biển khác là nhựa bị tích tụ lại vì chúng không bị phân hủy sinh học như các chất khác. Chúng phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và điều kiện môi trường khô ráo vì ức chế quá trình quang phân. 

Thực trạng rác thải biển hiện nay

Theo báo cáo của tạp chí khoa học Science của Hiệp hội Mỹ cho biết: Đến nay, thế giới sản xuất khoảng 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa. Trong 6,3 tỷ tấn rác đó thì: 9% rác nhựa được tái chế; 12% rác nhựa được đốt; 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, cả môi trường biển.

Theo thống kê từ Tổ chức bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy của Mỹ, mỗi năm có 8 triệu tấn nhựa thải ra biển trên thế giới. Dự báo, năm 2025 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa. Cũng theo  Ocean Conservancy, trong 8 triệu tấn rác thải nhựa ra biển thì có:

  • 94% rác thải nhựa tập trung dưới đáy đại dương với mật độ 70kg/km2
  • 1% rác thải nhựa nổi lên bề mặt biển với mật độ 0,74 kg/m2
  • 5% rác thải nhựa gần bờ biển với mật độ 2.000 kg/km2

Điều này cho thấy lượng rác thải nhựa trên biển mà chúng ta thấy chỉ là con số nhỏ hơn so với thực tế.

Tại Việt Nam, thống kê của Bộ tài Nguyên và Môi trường lượng rác thải nhựa ra biển mỗi năm khoảng 0,28 tấn – 0,73 tấn, chiếm 6% và là nước xếp thứ 4 về lượng rác thải nhựa trên toàn thế giới.

Thực trạng về rác thải nhựa trên biển

Nguyên nhân xuất hiện rác thải trên biển

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện rác thải biển, ô nhiễm môi trường biển. Đây là các hoạt động về phát triển kinh tế, nguồn thải công, vận tải biển và nông nghiệp. Theo đó, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

Nguyên nhân tự nhiên

Phun trào nham thạch núi lửa dưới lòng biển gây nên hiện tượng sinh vật biển chết hàng loạt. Khiến nguồn nước thay đổi theo hướng tiêu cực:

  • Do sự bào mòn hoặc sạt lở núi đất
  • Phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên theo nước mưa rơi xuống đất
  • Triều cường dân cao và sâu gây ô nhiễm các dòng sông
  • Hòa tan chất muối có nồng độ cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các kim loại nặng

Rác thải biển xuất hiện từ con người

Sử dụng chất nổ, điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người khiến sinh vật biển chết hàng loạt. Dẫn đến tuyệt chủng và xác thủy hải sản bị phân hủy gây ô nhiễm nước biển. Các vùng ngập mặn ven biển, rạn san hô chưa được bảo tồn dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái và làm mất môi trường sống của loài lưỡng cư

Tình trạng chất thải nông nghiệp chưa được xử lý

Chất thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt chưa được xử lý từ khu đô thị hoặc các nhà máy đổ ra sông. Theo dòng chảy ra biển là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề, việc vứt xả rác bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường biển nặng nề

Khai thác dầu là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, sự cố tràn dầu sẽ khiến biển nhiễm một số chất độc hại

Hằng năm, chất thải rắn đổ ra biển khoảng 50 triệu tấn gồm, rác thải, phế liệu, đất, chất phóng xạ. Một số chất thải sẽ lắng tại vùng ven bờ, một số khác bị phân hủy và lan truyền trong khối nước biển

Bài tiếp theo: Tài nguyên nước là gì? Cách bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Tác hại của rác thải biển đối với sinh vật và cuộc sống của con người

Rác thải nhựa trên biển không chỉ làm xấu cảnh quan gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ảnh hưởng đến sinh vật biển và con người, cụ thể:

  • Suy thoái sự đa dạng sinh vật biển nhất là hệ sinh thái san hô
  • Phá hủy môi trường sống của các sinh vật, làm tuyệt chủng hải sản, sinh vật gần bờ
  • Làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến kinh tế du lịch
  • Làm hỏng các thiết bị máy móc khai thác tài nguyên trên biển
  • Tác động xấu và kìm hãm đi sự phát triển của nền kinh tế toàn xã hội
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua đường ăn uống
  • Khiến nguồn nước sử dụng bị nhiễm độc nhựa từ đất
  • Con người cần bỏ ra một khoản chi phí lớn cho việc vệ sinh môi trường
  • Ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác thủy hải sản của con người
Tác hại của rác thải nhựa đối với sinh vật biển

Biện pháp giảm thiểu rác thải biển 

Có thể thấy, tác hại mà rác thải biển gây ra là vô cùng khôn lường. Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển rất cấp thiết đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Chính vì thế, con người không được thờ ơ mà cần có biện pháp giảm thiểu kịp thời. Hãy thay đổi từ chính bản thân bạn bằng việc

  • Không xả rác ra sông vì đây là nguồn rác chính đổ ra biển, thay vào đó hãy phân loại và bỏ rác vào thùng rác nhựa để tái chế, hủy bỏ đúng quy trình. 
  • Không vứt rác ra biển, cần dọn dẹp rác thải sau khi thực hiện hoạt động du lịch trên biển
  • Chung tay làm sạch bãi biển, thường xuyên thu gom rác vào các xe gom rác ở các khu vực biển
  • Thực hiện phương pháp giáo dục, tuyên truyền, tuyên dương các cá nhân, tập thể góp phần làm sạch môi trường
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa sử dụng một lần 
  • Áp dụng công nghệ xử lý rác thải nhựa công nghệ nhiệt phân và đốt phát điện để xử lý rác hiệu quả hơn
  • Chuyển đồ nhựa sang các sản phẩm có khả năng phân hủy
  • Tái chế các loại đồ nhựa thành vật dụng trong nhà

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân gây ra rác thải biển, các biện pháp xử lý rác thải biện. Chúng ta đừng để đại dương một mình chống chịu vấn nạn này nữa nhé. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon