Giải mã ý nghĩa ký hiệu thường gặp trên đồ nhựa, lưu ý khi chọn mua hộp nhựa

Khi mua sắm các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa, đã bao giờ bạn để ý các ký hiệu dưới đáy hộp để xác định đó là loại nhựa gì? Có đảm bảo an toàn với sức khỏe không? Ở bài này, Nhựa Thuận Phong xin chia sẻ cụ thể về các loại nhựa thông dụng có mặt trên thị trường, đồng thời giúp bạn có thể giải mã ký hiệu trên các vật dụng bằng nhựa. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp 7 ký hiệu đồ nhựa được quy định cũng như cách phân biệt 7 loại nhựa thông dụng hiện nay.

Những ký hiệu đồ nhựa cần biết trong đời sống

Trên vỏ chai, hộp, đồ dùng bằng nhựa thường có các ký hiệu khác nhau, mỗi ký hiệu chứa các thông tin quan trọng mà nhà sản xuất muốn gửi đến người dùng. Vậy những kí hiệu nào mà bạn cần biết và ý nghĩa của chúng là gì.

Những ký hiệu đồ nhựa cần biết trong đời sống
Những ký hiệu đồ nhựa cần biết trong đời sống
  • Ký hiệu vật liệu an toàn: Được miêu tả bằng hình ảnh 1 chiếc ly và 1 cái dĩa đặt sát nhau. Có nghĩa đồ dùng đó an toàn để bảo quản thực phẩm và không gây hại. các đồ dùng có ký hiệu này: hộp, chai, khay nhựa
  • Ký hiệu lò vi sóng: Hình ảnh một chiếc máy hình chữ nhật với ba nút bấm tượng trưng cho lò vi sóng. Thể hiện cho vật liệu an toàn với lò vi sóng, có nghĩa vật liệu sẽ an toàn với nhiệt độ cao khi sử dụng lò vi sóng. Thường thấy ở chén, đĩa hay hộp nhựa
  • Ký hiệu Free BPA: Mang ý nghĩa vật liệu không chứa chất BPA khi sử dụng. Bởi đây là một chất độc nguy hiểm gây ung thư cho con người.
  • Ký hiệu máy rửa chén: Hai chiếc đĩa đặt trên một chiếc khay với ba vòi nước phun bên trên thể hiện máy rửa chén. Ý nghĩa của kí hiệu này là có thể sử dụng được trong máy rửa chén
  • Ký hiệu an toàn đông lạnh: Hình ảnh bông tuyết quen thuộc thể hiện ý nghĩa là vật liệu an toàn khi đông lạnh và có thể đặt trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Ký hiệu đồ nhựa này thường xuất hiện ở khay, hũ nhựa dùng làm đá trong tủ đông.
  • Ký hiệu nhiệt độ tối đa: Hình ảnh bốn ngọn lửa màu đen bên trên và thông số nhiệt độ với hai đơn vị là độ F và độ C bên dưới. Ký hiệu này giúp bạn lựa chọn được loại nhựa phù hợp với khả năng chịu nhiệt tối ưu
  • Ký hiệu phân loại nhựa: Ký hiệu phức tạp nhất vì không chỉ có một 
  • mà có đến 7 loại ký hiệu khác nhau. Hình ảnh miêu tả ký hiệu tam giác trên đồ nhựa được tạo bởi ba mũi tên và con số bên trong. Các con số từ 1 – 7 tượng trưng cho loại nhựa tái chế đang được sử dụng hiện nay.

Nhựa PETE – ký hiệu số 1

Đây là loại nhựa được các chuyên gia công nghệ cảnh báo không được sử dụng để đựng thực phẩm dạng lỏng có thể kể đến như: chai nước ngọt, nước khoáng, nước chấm, nước trái cây,… Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng trong 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng vì có chứa BPA có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nhựa Pete - nhựa dùng 1 lần không nên tái sử dụng
Nhựa Pete – nhựa dùng 1 lần không nên tái sử dụng

Đặc biệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao như trong xe hơi, bếp gas, ngoài nắng. Không sử dụng để tích trữ, đựng thực phẩm lâu ngày, theo chuyên gia, không nên tái sử dụng loại nhựa này. 

Nhựa HDPE – ký hiệu số 2

Nhựa HDPE để chế tạo bình nhựa cứng như bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, bình đựng sữa, đồ chơi và một số túi nhựa. Chịu được nhiệt độ khoảng 110 độ C, có thể cho vào trong lò vi sóng ở công suất thấp khoảng 800W. Khi tái sử dụng cần lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, chất còn sót lại dễ trở thành ổ vi khuẩn 

Nhựa PVC – ký hiệu số 3

PVC là nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng có chứa 2 loại hóa chất độc hại ảnh hưởng đến hóc – môn của cơ thể người. Chất này có thể giải phóng chất độc ở nhiệt độ cao, nên chỉ được đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C

Nhựa PVC - Ký hiệu số 3
Nhựa PVC – Ký hiệu số 3

Nhựa LDPE – ký hiệu số 4

Nhựa số 4 LDPE tên viết tắt của Low-Density-Polyethylene có khả năng trơ với chất hóa học, độ bền cao. Tương tự nhựa số 2, nhựa LDPE là loại nhựa kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể được nhiệt độ 95 độ C trong thời gian ngắn. LDPE thường được sử dụng để chế tạo chai đựng hóa chất, túi nilon, túi đựng hàng và vỏ bánh. 

Nhựa LDPE không được sử dụng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao. Ngoài ra, chất liệu này dễ trầy xước, gãy vỡ và khả năng chịu va đập vật lý kém hơn nhựa số 2.

Xem Thêm: Cách Sử Dụng Hộp Nhựa An Toàn, Lựa Chọn Hộp Nhựa Chất Lượng

Nhựa PP – ký hiệu số 5

Nhựa PP là loại nhựa an toàn với sức khỏe, thường sử dụng để sản xuất hộp đựng thực phẩm, cốc đựng cà phê. Loại nhựa an toàn và chịu nhiệt lên đến 167 độ C có thể sử dụng trong lò vi sóng. Nếu bạn đang chọn mua hộp đựng thực phẩm hãy mua sản phẩm có ký hiệu số 5 để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.

Nhựa PP - Ký hiệu số 5
Nhựa PP – Ký hiệu số 5

Nhựa PS – Nhựa tái sinh số 6

PS là từ viết tắt của Polystyrene và Styrofoam. Đây là loại nhựa có đặc tính nhẹ, rẻ và sử dụng để sản xuất các mặt hàng như: Ly, cốc nhựa, khay nhựa đựng thịt,… Loại nhựa này không được và không nên tái chế. Vì có thể tái sinh ra khí CFC gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí và nguồn nước, làm thủng tầng Ozon

Nhựa PC – Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (Polycarbonate) và các loại nhựa khác, chúng rất độc hại và rẻ tiền. Đây là loại nhựa nguy hiểm nhất có thể dẫn đến vô sinh và các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, tuyệt đối không được sử dụng hoặc tái sử dụng các loại sản phẩm từ chất liệu này.

Tritan: Loại nhựa có độ trong suốt như thủy tinh, khó vỡ khi bị rơi, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng. Nhựa này thường sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm, lý đựng nước, bình đựng nước

Nhựa PC - Ký hiệu số 7
Nhựa PC – Ký hiệu số 7

Trên đây là giải mã các ký hiệu đồ nhựa thường gặp do đơn vị cung cấp sản phẩm nhựa hàng đầu – Thuận Phong chia sẻ. Nếu có nhu cầu đặt mua hộp nhựa đựng thực phẩm với số lượng lớn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được các ưu đãi hấp dẫn với mức giá cạnh tranh so với thị trường nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon