Phân hữu cơ (Compost) là loại phân có tính năng điều hòa đất, thường được sử dụng làm phân bón và được xem như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên cho đất. Ngày nay, rất nhiều người đã sử dụng thùng ủ rác hữu cơ để tạo compost đem lại dinh dưỡng cho các khu đất nông nghiệp hay vườn cây trồng,…Vậy thùng ủ rác hữu cơ là gì? Tự làm thùng ủ rác hữu cơ như thế nào? Cùng Nhựa Thuận Phong tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết dưới đây.
Thùng ủ rác hữu cơ là gì?
Thùng ủ rác hữu cơ (thùng ủ rác nhà bếp) là một trong những dụng cụ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xử lý và sản xuất phân hữu cơ. Thùng ủ rác thường được sản xuất từ chất liệu nhựa HDPE nguyên sinh nên có độ bền tốt cũng như khả năng chịu được nhiệt độ cao và chống lại những tác động từ môi trường.
Do được sản xuất từ những hạt nhựa nguyên sinh nên thùng ủ rác đảm bảo an toàn với người sử dụng và vô cùng thân thiện với môi trường. Phần thân của thùng rác thường sẽ được đục các lỗ tròn nằm cách nhau khoảng từ 10 đến 15cm. Đồng thời, bên dưới của thùng sẽ được thiết kế phần cửa giúp dễ dàng lấy phân thành phẩm. Bạn hoàn toàn có thể tự làm thùng ủ rác hữu cơ ngay tại nhà vô cùng tiện lợi và đơn giản.
Sử dụng thùng ủ rác làm phân hữu cơ như thế nào?
Ủ phân hữu cơ từ các loại rác thải thực vật được xem là một trong những giải pháp hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tình trạng rác thải tại nguồn. Vì thế mà đã có rất nhiều gia đình lựa chọn phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho đất bằng việc sử dụng thùng ủ rác nhà bếp. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như:
- Thùng nhựa ủ rác hữu cơ
- Bao tay
- Que trộn
- Kéo sử dụng để cắt rác thải
- Dụng cụ múc
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị các nguyên liệu chế phẩm vi sinh, rác thải hữu cơ, mùn cưa hoặc đất.
Bước 2: Ủ phân ban đầu
Ở giai đoạn này, bạn cần rải một lớp khoảng 5- 10cm đất hoặc mùn cưa ở lớp dưới cùng. Tiếp đó, thực hiện cắt nhỏ rác thải và trộn với chế phẩm vi sinh theo tỉ lệ 10gr chế phẩm vi sinh : 5kg rác.
Sau đó, tiến hành kiểm tra độ ẩm của hỗn hợp vừa được trộn. Một hỗn hợp đạt chuẩn sẽ hơi ẩm, dính chặt và không có tình trạng rỉ nước. Sau cùng là cho hỗn hợp này vào thùng nhựa ủ phân đã được chuẩn bị trước đó.
Để tránh mùi hôi và hạn chế tình trạng ruồi nhặng bu vào thì bạn nên cho thêm một lớp mùn cưa hoặc lớp đất ở trên cùng. Đều đặn 3 – 5 ngày, đảo trộn và tiến hành kiểm tra nhiệt độ của rác ở trong thùng. Nhiệt độ chuẩn của rác trong thùng sẽ ở khoảng 50 – 60 độ C.
Bước 3: Thêm rác thải
Trong các trường hợp phát sinh thêm rác thải, bạn cũng có thể đổ trực tiếp vào mẻ đã ủ trước đó trong thùng ủ rác hữu cơ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phần rác thải cho thêm cũng phải tiến hành cho thêm các chế phẩm vi sinh, trộn đều và phủ mùn cưa hoặc đất ở lớp trên cùng như bước 2. Thêm nữa, bạn cần để lại một khoảng trống khoảng 7cm để giúp đối lưu không khí và đem lại hiệu quả cao trong quá trình ủ rác.
Bước 4: Lấy thành phẩm
Sau khoảng từ 20 đến 30 ngày làm phân Compost từ thùng ủ rác hữu cơ, bạn đã có thể tiến hành lấy thành phẩm qua phần cửa ở bên dưới của thùng. Trong các trường hợp có nước rỉ rác, bạn nên tận dụng chúng để đổ lại vào thùng hoặc sử dụng để tưới cây.
Hướng dẫn tự làm thùng ủ rác hữu cơ đơn giản ngay tại nhà
Để giúp tiết kiệm và mang lại lợi ích cho khu vườn của bạn cũng như giúp bảo vệ môi trường thì bạn có thể hoàn toàn tự làm thùng ủ rác ngay tại nhà. Tham khảo cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau theo các bước dưới đây:
Lựa chọn thùng ủ
Để làm thùng ủ rác hữu cơ, bạn có thể thiết kế hoặc chọn mua một hay nhiều cái thùng nhựa có nắp đậy kín. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các thùng nhựa đặc hay thùng phuy nhựa đã qua sử dụng để làm thùng ủ. Thùng cần phải có nắp để đảm bảo độ ẩm cho đất và ngăn chặn sinh ra ngoài.
Đục lỗ cho thùng
Để giúp cho không khí trong thùng được lưu thông một cách tốt nhất, bạn dùng khoan hoặc các vật nhọn để đục từ 8 đến 10 lỗ nhỏ ở phần đáy thùng. Đồng thời, khoét thêm 2 ô vuông ở 2 bên thân của thùng và cố định bằng khóa chắc chắn để lấy phân thành phẩm.
Tạo lớp lót nền
Để tạo được lớp lót, bạn có thể sử dụng giấy báo vụn hoặc lá khô và đổ đầy khoảng ⅛ đến ¼ thùng. Tiếp đó, rải thêm một ít đất và bụi bẩn lên trên cho đến khi được ½ thùng.
Cho mảnh vụn thức ăn vào trong
Tiếp theo, hãy đặt bất kỳ loại thức ăn thừa hay rau củ quả,…mà bạn muốn ủ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ủ các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, những thứ như xương rất có thể sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại.
Sau đó, dùng que khuấy hoặc xẻng để khuấy và trộn phân sao cho đảm bảo bụi bẩn được phủ đầy lên các mảnh vụn thức ăn. Cuối cùng, xịn một ít nước ấm lên trên cho đến khi đủ ẩm nhưng không được để quá ướt.
Tìm vị trí hợp lý đặt thùng ủ rác hữu cơ
Bạn cần tìm một vị trí sạch sẽ, thoáng mát để đặt thùng ủ rác hữu cơ, đảm bảo không bị ẩm thấp khi bỏ rác vào trong. Hãy chắc chắn rằng thùng ủ rác không được tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, nếu không quá trình làm thùng ủ rác hữu cơ Bokashi sẽ thất bại.
Địa chỉ cung cấp thùng ủ rác hữu cơ chất lượng?
Nếu vẫn chưa tự tin hoặc chưa đủ khả năng để tự chế thùng ủ rác hữu cơ tại nhà thì bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm mua tại các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,…
Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua thùng rác nhựa, thùng rác công cộng tốt, chất lượng, giá tốt thì quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Nhựa Thuận Phong. Tại đây luôn có sẵn thùng rác với đa dạng mẫu mã, dung tích và màu sắc phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Chúng tôi luôn có chính sách giá sỉ ưu đãi đối với các đơn hàng có số lượng lớn.
Trên đây là những chia sẻ bổ ích về vấn đề tự làm thùng ủ rác hữu cơ ngay tại nhà. Với những bước thực hiện vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự làm cho mình một chiếc thùng ủ phân hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.
Có thể bạn quan tâm: Quy Định Màu Sắc Thùng Rác Theo Chuẩn Bộ Y Tế