Tái Chế Nhựa Như Thế Nào? Lợi Ích Tuyệt Vời Từ Việc Tái Chế Nhựa

Tái chế nhựa như thế nào luôn là một trong những vấn đề nóng trên toàn cầu hiện nay vì mỗi ngày chúng ta đều phải đối mặt với một lượng lớn rác thải ra ngoài môi trường. Tái chế nhựa không chỉ đem lại hiệu quả bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm được tối đa các nguồn tài nguyên. Hãy cùng tìm hiểu quy trình tái chế nhựa ở bài viết dưới đây.

Nhựa Là Gì?

Nhựa là gì?

Nhựa (Plastic) là một thuật ngữ phổ biến được dùng chung cho các vật liệu rắn vô định hình tổng hợp hay bán tổng hợp thích hợp trong sản xuất công nghiệp. Nhựa thường là các polyme hữu cơ có trọng lượng phân tử cao, có khả năng kết hợp với nhiều chất khác để tăng thêm các tính năng hoặc giảm bớt chi phí.

Từ Plastic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Plastikos), tức là phù hợp cho đúc. Điều này đề cập đến tính dẻo dai, vì thế mà nhựa có thể được đúc, ép hoặc ép đùn ra nhiều hình dạng khác nhau như sợi, màng, tấm, chai, hộp, ống…

Một số loại nhựa phổ biến là Polypropylene (PP), Polyethylene (PE), Polyethylene terephthalate (PET), Polyvinyl Clorua (PVC)…

Tái chế nhựa là gì?

Tái chế nhựa là vô cùng cần thiết

Tái chế nhựa là gì, tái chế nhựa như thế nào? Tái chế nhựa được xem là quá trình thu thập nhựa phế liệu và tái chế chúng thành những vật dụng có giá trị sử dụng. Ngày nay, thế giới đang không ngừng nỗ lực tái chế nhựa vì phần lớn nhựa thường không tự phân hủy được nên đây là giải pháp để hạn chế lượng chất thải nhựa ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên, trên thực tế việc tái chế nhựa khá là khó khăn vì nhựa tái chế có mật độ tái sử dụng và giá trị khá thấp. 

Những lợi ích tuyệt vời từ việc tái chế nhựa

Tái chế nhựa là một phương pháp đem lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu. Nhờ giảm bớt được các quá trình như khai thác, chế biến, vận chuyển nên nhựa tái chế sẽ giúp tiết kiệm được tối đa năng lượng so với việc sản xuất nhựa mới.

Tái chế nhựa là một trong những phương pháp khá thân thiện với môi trường nhờ giảm được lượng tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng cũng như hạn chế lượng rác thải ra môi trường. Theo thống kê, nhờ có hoạt động tái chế nhựa mà lượng khí CO2 đã được giảm bớt đến 18 triệu tấn mỗi năm, ô nhiễm không khí giảm đến 86% và ô nhiễm môi trường nước giảm được 40%.

Một vấn đề đang gây đau đầu hiện nay là lượng rác thải đang bị tồn và chưa kịp xử lý ngày càng nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Hơn thế nữa, nhiều nơi áp dụng phương pháp xử lý rác thải bằng việc chôn lấp, gây nhiều nguy hại đến thiên nhiên cũng như sức khỏe của con người. Do đó, việc tái chế nhựa như thế nào chính là giải pháp để giảm thiểu được phần nào lượng rác thải.

Qua đó, có thể thấy việc sử dụng nhựa tái chế không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống mà còn giảm thiểu được lượng chất thải và khí thải độc ra ngoài môi trường, đem lại sự sống cho các loài sinh vật trên thế giới. Với những lợi ích tuyệt vời đó, hoạt động tái chế nhựa cần được đề cao và lan tỏa đến nhiều nơi hơn nữa.

Quá trình tái chế nhựa như thế nào?

Bước đầu tiên của quy trình tái chế nhựa là thực hiện thu gom nhựa cũng như các loại rác thải nhựa. Tiếp đó, những sản phẩm nhựa này sẽ trải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các mảnh vụn và cát.

Sau khi được sàng lọc, các sản phẩm nhựa sẽ được phân loại thành nhựa PET, HDPE hay các loại nhựa khác bằng cách dùng một tia chiếu vào chúng. Ở quy trình tiếp theo, sau khi nhựa phế liệu được phân loại thành công thì sẽ qua công đoạn kiểm tra thủ công và đem đi nghiền, băm, xay riêng theo từng loại. 

Nhựa sau khi được nghiền thì sẽ được rửa với nước nóng trong khoảng 1 giờ và khử trùng, sau đó các sản phẩm sẽ được phân phối đến tay của khách hàng. 

Quy trình tái chế nhựa như thế nào?

Thứ tự các quy trình như sau:

  • Sàng lọc
  • Phân loại quang học
  • Nghiền
  • Rửa sạch
  • Khử trùng
  • Kiểm tra thủ công
  • Phân phối

Với những chia sẻ của bài viết trên đây, bạn đã có thể hiểu được quy trình tái chế nhựa như thế nào cũng như những lợi ích tuyệt vời mà tái chế nhựa mang lại. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon