Nhựa PET là gì? Nhựa PET có an toàn không là vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu trước khi chọn mua các sản phẩm làm từ nhựa PET. Cũng có nhiều người sử dụng loại vỏ chai này để đựng nước uống khi ra ngoài. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được những chiếc vỏ này được cấu tạo từ gì. Theo thời gian thì chúng có gây hại cho sức khỏe hay không? Hôm nay, hãy cùng Nhựa Thuận Phong, tìm hiểu thông tin về loại nhựa này qua bài viết dưới đây nhé.
Nhựa PET là gì? Ký hiệu của nhựa PET
Nhựa PET là tên viết tắt của từ Polyethylene terephthalate (gọi là PET, PETE hoặc PETP, PET- P) là loại nhựa có dạng nhiệt dẻo thuộc loại nhựa Polyester. Được sử dụng và sản xuất trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống chai nhựa, bình nhựa, các vật dụng đựng thức ăn và chất lỏng.
Nhựa PET khá bền về mặt hóa học ở điều kiện nhiệt độ thường, tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, PET không đảm bảo và có thể sản sinh ra các chất như Aldehyde và thôi nhiễm Antimony. Trong các dạng Antimony, chỉ có ATO được WHO xếp vào nhóm 2B (nhóm chất có thể gây bệnh ung thư). Các chất còn lại ở nhóm 3 (nhóm không có khả năng gây ung thư)
Cách nhận biết nhựa PET: Bạn có thể nhìn thấy dưới đáy hoặc bên cạnh của bao bì các kí hiệu số 1 trong “mũi tên” hình tam giác. Bởi không có loại nhựa nào khác mang mã số 1.
Các đặc tính kỹ thuật của nhựa PET
Là một loại nhựa chảy mềm khi phải chịu tác động của nhiệt độ cao và đóng rắn khi làm nguội. Nhựa nhiệt dẻo >40 loại, đến năm 1900 loại nhựa này được sử dụng rộng rãi.
Công thức phân tử: (C10H8O4)n
Tỷ trọng: PET vô định hình: 1,370 g/cm3
PET tinh thể: 1,445 g/cm3
Độ co giãn dài: 50 – 150 %
Độ chịu va đập: 3.6 kJ/m2
Nhiệt độ nóng chảy: ~ 260 oC
- Khả năng chịu lực chịu nhiệt tốt, khi nhiệt tăng ở 200 độ C hay làm lạnh ở -90 độ C thì cấu trúc hóa học của PET vẫn được giữ nguyên
- Tính chống thấm khí (O2 và CO2) tốt hơn so với các loại nhựa khác. Ở nhiệt độ khoảng 100 độ C thì nhựa PET vấn được tính chất này
- Độ bền cơ học cao, chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu được sự mài mòn cao, độ cứng vững tốt
- Bề mặt có nhiều lỗ hổng, xốp, khó để có thể làm sạch
- Mức độ tái chế nhựa PET rất thấp (khoảng 20%)
Yêu cầu kỹ thuật khi xử lý PET
Phản ứng tạo ra nhựa PET ở dạng khối nhớt nóng chảy có thể kéo thành sợi trực tiếp hoặc đùn hay đúc thành các hình dạng khác nhau. PET có thể dễ dàng xử lý bằng cách ép phun, thổi khuôn, ép đùn và ép nhiệt
Thối khuôn
Thổi khuôn thường được sử dụng sản xuất các loại chai trong suốt
Nhiệt độ khuôn cần nằm trong 10 đến 50 độ C
Ép phun
Nhiệt độ nóng chảy: 280 – 310 độ C
Nhiệt độ khuôn: 140 – 160 độ C để thu được PET tinh thể
Đối với ứng dụng trong suốt, nhiệt độ khuôn cần nằm trong 10 – 50 độ C
Dùng các loại vít có tỷ lệ L/D 18 – 22
Ép đùn
PET thường ép đùn để sản xuất tấm và phim ( có thể tạo hình nhiệt sau đó)
Nhiệt độ đùn: 270 – 290 độ C
In 3D
PET là loại Polymer tối ưu để tạo ra các loại vật thể in 3D có tính linh hoạt và độ dẻo dai cao. Một số hợp chất PET được phát triển (chẳng hạn PETG) cho việc in 3D. PETG là PET Copolyester với sự thay đổi glycol. PET chịu nhiệt tốt và dẻo dai hơn so với PLA nhưng dễ in hơn ABS. Cung cấp độ bền cao, co giãn thấp hơn và sản phẩm tạo ra cũng mịn hơn
Nhiệt độ đầu nóng được đề xuất khoảng 240 độ C và 260 độ C
Nhiệt độ đáy 100 độ C
Tốc độ co từ 30mm/s trở xuống
Ứng dụng của nhựa PET trong sản xuất như thế nào
Sở hữu đặc tính ưu việt nên nhựa Polyethylene Terephthalate được ứng dụng để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống như mỹ phẩm, dược phẩm, các ngành dệt may, công nghiệp. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các sản phẩm từ nhựa PET điển hình:
Các chai lọ, bình đựng nước
Nhựa Polyethylene Terephthalate là hộp nhựa đựng thực phẩm, khay nhựa
Các loại hộp nhựa, sóng nhựa PET chuyên dùng để bảo quản trái cây, rau củ, thịt heo, đồ ăn chế biến sẵn, hải sản,… Chúng không độc hại khi phải tiếp xúc với thức ăn. Bên cạnh đó, hộp và khay làm bằng nhựa PET có khả ngăn chịu được điều kiện nhiệt độ thấp, có thể cho vào tử lạnh ở cả ngăn mát và ngăn đông.
Bên cạnh đó, Polyethylene Terephthalate còn được dùng để gia công các loại chai phục vụ cho ngành dược phẩm – đựng thuốc và mỹ phẩm (đựng tinh dầu, nước hoa, dầu dừa,…)
Nhựa Polyethylene Terephthalate trong suốt, tính chống thấm cao nên được ứng dụng rộng rãi làm bao bì đựng đồ uống. Có thể tạo ra các cốc nhựa, bình đựng nước ngọt, chai nước khoáng, nước giải khát hoặc đựng sinh tố, trà sữa, nước ép,…
Chai nhựa PET có tính trong suốt không bị bám bẩn và ố vàng theo thời gian. Hơn nữa độ bền cao, có thể chịu lực nên bạn hoàn toàn yên tâm di chuyển sản phẩm mà không bị rơi vỡ
Sản xuất sợi thủ công trong may mặc
PET còn dùng để sản xuất các sợi thủ công trong công nghiệp may, làm polyester kết hợp cùng cotton phục vụ ngành công nghiệp dệt may, túi xách. Ngoài ra, sợi PET cũng được sử dụng để làm đầy vật liệu để làm đầy đồ nội thất như gối, ghế sofa, đồ chơi,…
Ống hút nhựa
Chất lượng vượt trội, an toàn khi sử dụng đồ uống như: trà sữa, cafe, nước ngọt, nước trái cây. Thường là ống hút có dạng trong suốt: cứng hoặc mềm, bọc màng hoặc không bọc màng.
Nhựa PET có đảm bảo an toàn không?
Các chai nhựa nếu làm từ nhà máy lớn và uy tín thì sẽ không có chất độc hại như BPA. Do đó, nhựa PET rất an toàn cho ngành thực phẩm và nước giải khát.
Bài tiếp theo: Nhựa PE là gì? Cách sử dụng nhựa PE đảm bảo an toàn và ứng dụng trong đời sống
Loại nhựa chỉ nên sử dụng 1 lần – Nhựa PET hay PETE
Là nhựa dùng để chế tạo vỏ của nước uống đóng chai, nước súc miệng, dầu gội. Nhựa này có khả năng chịu nhiệt độ thấp, trong suốt. Có thể để trong tử lạnh ở cả ngăn mát và ngăn đông.
Mặc dù an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm, tuy nhiên kém an toàn và kém bền khi tái sử dụng. Các sản phẩm làm từ nhựa Polyethylene Terephthalate dễ bị hư hỏng khi phải chịu tác động từ nhiệt, dễ trầy xước. Và có thể tích tụ mầm bệnh, vi khuẩn,… nên bạn chỉ nên sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.
Chất được tìm thấy trong nhựa PET là Antimony và hợp chất Bromate, theo nghiên cứu thì chất này chưa được chứng minh là nguy hiểm. Dù vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, chỉ nên tái sử dụng vỏ chai PET ở nhiệt độ dưới 40 độ C trong dưới 10 ngày, sau đó thay mới.
Nhựa PET 1 (Polyethylene terephthalate)
Là ký hiệu chỉ nhựa nên sử dụng 1 lần duy nhất, nếu dùng đi dùng lại có thể tăng nguy cơ hòa tan kim loại nặng và hóa chất cấu tạo. Ảnh hưởng đến sự cân bằng Hormone trong cơ thể người. Nhựa PET khó làm sạch, khả năng tái chế cũng thấp. Nếu tái sử dụng để đựng nước nóng quá 70 độ C. Nhựa không chỉ biến dạng và phân giải các chất có hại cho sức khỏe.
Tái Chế Nhựa Polyethylene Terephthalate (PET)
Polyethylene Terephthalate tái chế được gọi là RPET, được tạo ra bởi sự kết hợp của 2 monomer: ethylene glycol và axit terephtalic. Là loại nhựa tái chế rộng rãi trên thế giới.
RPET được dùng để tạo ra các sản phẩm mới như: Sợi thảm polyester; Vải áo phông; Đồ lót dài; Giày thể thao; Hành lý, bọc ghế; Áo len và chất liệu vải sợi cho túi ngủ và áo khoác mùa đông; Dây đai công nghiệp; Tấm và phim; Phụ tùng ô tô; Hộp đựng PET
Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm của nhựa PET
DEHA là hóa chất tồn tại trong nhựa PET, theo cơ quan môi trường EPA liệt kê đây là chất gây ung thư. Người tiêu dùng cần lưu ý các nguyên tắc khi sử dụng sản phẩm này: không nên sử dụng để đựng đồ uống hoặc thức ăn.
Không sử dụng nhựa này để đựng thực phẩm quá nóng hoặc để ở điều kiện nhiệt độ cao. Vì nhựa có thể tan chảy ở 80 độ C, không sử dụng được với xăng. Giúp bạn sử dụng sản phẩm an toàn và thông minh nhất
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Polyethylene terephthalate là gì? Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thể nắm được nhiều kiến thức khi sử dụng đồ nhựa. Để đảm bảo an toàn và không gặp các rủi ro khi đựng thực phẩm hoặc dung môi bằng nhựa PET.