Tổng quan nền kinh tế Việt Nam năm 2022, chính sách phát triển kinh tế

Gần 3 năm qua, đại dịch Covid – 19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng sự phát triển kinh tế 2021 ở mức 2,58%, thấp nhất trong 30 năm qua. Những cải cách kinh tế đã giúp Việt Nam phát triển từ quốc gia nghèo trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong một thế hệ. 

Vấn đề nổi bật nền kinh tế Việt Nam 2022

Tại Việt Nam, dự báo các tổ chức quốc tế uy tín đều đánh giá Việt Nam có khả năng phục hồi cao ở mức 6% đến 6,5% năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh cần được kiểm soát, tỷ lệ tiêm chủng phủ rộng và biến chủng Omicron không gây ra nhiều thiệt hại với nền kinh tế.

Khát vọng hồi phục nền kinh tế Việt Nam 2022

Kinh tế xã hội nước ta 2 quý đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh thế giới trên đà hồi phục, các hoạt động sản xuất đẩy mạnh, chuỗi cung ứng bắt đầu khơi thông

Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế để không bị lỡ nhịp với đà phục hồi của thế giới, đồng thời đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII, 30/01/2022, chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về phục hồi và phát triển kinh tế. Triển khai nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ đồng bộ giải pháp

Cùng với đó là sự ủng hộ của nhân dân cả nước và niềm tin cộng đồng doanh nghiệp, chương trình phát triển kinh tế – xã hội chính phủ đã phát huy tác động, hiệu quả và tạo động lực khôi phục, phát triển kinh tế bền vững. 

Sự phát triển nền kinh tế tại Việt Nam năm 2022

Theo thông tin Tổng cục Thống kê quý I/2022. vốn FDI vào Việt Nam ước đạt 4,42 tỷ USD tăng 7,8% cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất quý I của 5 năm qua. Trong đó, gần 78% trong lĩnh vực chế biến, công nghiệp, chế tạo,… 

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong 2022

Riêng Bình Dương, quý I/2020 thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,6 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với quý I/2021. Nền kinh tế trong nước cũng có sự tăng trưởng tích cực, nhất là công nghiệp, nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp mới ra đời, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Qua đó giúp nền kinh tế Việt Nam khởi sắc.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoài, trong đó ngành công nghiệp quý I/2022 tăng 7,07% cao hơn so với cùng kỳ của năm 2021, công nghiệp chế tạo, chế biến tiếp tục là động lực dẫn dắt sự tăng trưởng của đất nước

Kiến nghị chính sách phục hồi và phát triển nền kinh tế

Ưu tiên nguồn lực củng cố hệ thống y tế

Bao phủ tỷ lệ tiêm vắc xin trên toàn quốc và mua thuốc chữa bệnh. Các làn sóng dịch bệnh khiến hệ thống y tế nhiều tỉnh, thành phố còn gặp các khó khăn về vật lực, nhân lực. Dịch bệnh trên thế giới còn các diễn biến phức tạp, hệ thống y tế là tuyến phòng thủ đầu và quan trọng nhất không chỉ kinh tế mà còn là quốc gia.

Hệ thống y tế Việt Nam

Củng cố hệ thống an sinh, xã hội

Hỗ trợ các nhóm dân cư, người lao động phải chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh, các biện pháp khắc phục đứt gãy lao động, nơi phải phong tỏa thì bảo đảm lao động nhập cư làm việc trong khu vực không chính thức có hỗ trợ hợp đồng lao động.

Cải cách thể chế, giải quyết điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

Đầu tư công là động lực thúc đẩy đầu tư xã hội, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hạ tầng y tế cần nhiều dự án. Vì thế, giải ngân vốn đầu tư là một kênh quan trọng để kích thích nền kinh tế trong giai đoạn đầu tư gặp nhiều khó khăn. 

Cần tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư là kênh quan trọng để kích thích nền kinh tế trong giai đoạn đầu tư của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn năm để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (giao thông, viễn thông, nước, năng lượng,…) đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho xuất khẩu, hạ tầng xanh, hạ tầng số thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Cơ sở hạ tầng cần được chú trọng

Phối hợp xây dựng chính sách bộ ngành, chính sách tài khóa, tiền tệ.

Một vấn đề đáng lo ngại khi xây dựng và thực hiện hiện gói hỗ trợ, nguy cơ lạm phát không tránh khỏi. Cơ quan chính phủ, quốc hội cần phối hợp trong tính toán nhằm đảm bảo dòng tiền hỗ trợ đưa vào hoạt động sản xuất doanh nghiệp và các hộ gia đình thay vì chuyển qua kênh đầu cơ tài sản tài chính rủi ro, vốn không đóng góp cho việc phục hồi tăng trưởng.

Nghiên cứu, phát triển, đổi mới nền kinh tế trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Kinh tế số là mối quan tâm và là xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới, cùng với xu thế tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn. Kinh tế số và tăng trưởng xanh thể hiện các lợi ích và vị thế với sự tăng trưởng xanh thể hiện các lợi ích và vị thế đối với sự tăng trưởng trong kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.

Theo cập nhật mới nhất từ báo cáo Chẩn đoán từ Quốc giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua các thử thách này và đáp ứng mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, giảm nghèo/ảnh hưởng đến an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon