Thực hư việc sử dụng chai nhựa đựng nước gây ung thư

Trong cuộc sống, chúng ta thường sử dụng chai nhựa, hộp nhựa để đựng nước hoặc đồ ăn để bảo quản. Tuy vậy, có những tin đồn cho rằng việc sử dụng chai nhựa đựng nước trong tủ lạnh có thể gây ung thư. Điều này đã làm cho cộng động không khỏi lo lắng và xôn xao. Hãy cùng Nhựa Thuận Phong tìm hiểu thông tin về vấn để này để biết vấn đề trên có thực sự chính xác không nhé.

Có nên tái sử dụng chai nhựa?

Hình ảnh dùng chai nhựa đựng nước luôn xuất hiện trong tủ lạnh của mọi gia đình bởi người dân Việt Nam đều có đức tính tiết kiệm. Vì thế, các chai nhựa mua bên ngoài sau khi sử dụng xong thì họ thường tái chế lại hoặc sử dụng để đựng nước uống.

Sự thật tái sử dụng chai nhựa gây ung thư

Hằng năm, số người bị nhiễm ung thư có sự gia tăng và việc tái chế sử dụng chai nhựa chứa nước trong tủ lạnh được xem là một mối nguy hại tiềm ẩn. Tuy vậy, không phải tin đồn nào cũng được xem là chính xác hoàn toàn.

Tin đồn về việc sử dụng chai nhựa đựng nước trong tủ lạnh gây ung thư

Tin đồn 1: Đổ nước vào chai nhựa và cho đông đá sẽ sinh dioxin gây ung thư

Các chai nhựa đặc biệt là chai nhựa đựng nước làm bằng nhựa PET, DEHA (di-ethylhexyl adipate) và DEHP (di-ethylhexyl phthalate). Hai hóa chất này được sử dụng trong quy trình làm nhựa PET bị đồn là gây ung thư đều chỉ mới được thử nghiệm đối với động vật và cũng chỉ có chúng được cho ăn DEHA hay DEHP ở nồng độ cao trong thời gian dài.

Thực tế, chưa có bằng chứng nào cho thấy DEHA thôi nhiễm từ vỏ chai PET. Năm 2002, trong chương trình của Nhật Bản, một nhà khoa học lên tiếng để nước đông đá trong chai nhựa sẽ sinh ra dioxin và DEHA.

Thông tin này bị gán cho các viện nghiên cứu có tiếng như Đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) để tạo sự uy tín. Nhà khoa học và viện nghiên cứu này đã lên tiếng phủ nhận việc đưa nội dung và tính xác thực thông tin. Thực tế, đến nay không có bằng chứng nào về việc này.

Sử dụng chai nhựa đựng nước không gây bệnh ung thư

Ngoài ra, IARC (Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu ung thư, một thành viên của Tổ chức y tế thế giới) cho biết chưa đủ bằng chứng để phân loại DEHA và dioxin vào nhóm chất gây ung thư trên người.

Hơn nữa, dioxin chỉ sinh ra >370 độ C (700 độ F). Đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy dioxin sinh ra ở nhiệt độ thường hay tủ đông. Ngoài ra, chưa hề báo cáo nào cho thấy dioxin tồn tại trong đồ nhựa từ đầu, trước khi đem vào tủ đông

Tóm lại, nói dùng chai nhựa trữ nước không thể gây ung thư, nói dùng chai nhựa sinh ra DEHA và dioxin gây ung thư là thiếu căn cứ. Điều này cho thấy, không phải điều gì người Nhật nói cũng là đúng.

Tin đồn 2: Đồ nhựa gặp nhiệt sẽ sinh chất gây ung thư

Trong tin đồn này sẽ có các tin đồn nhỏ như:

Không được để nước trong chai nhựa rồi để quên trên xe hơi vì nó sẽ nóng lên và sinh chất gây ung thư

Hâm bằng lò vi sóng những thức ăn đựng trong hộp nhựa hoặc túi bằng miếng nilon (wrap) sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Sử dụng chai nhựa để trên xe hơi có thể gây ung thư

Vấn đề chai nhựa PET, chất gây ung thư không có sẵn trong vỏ chai nhựa, như đã nói trên, chất gây ung thư không có sẵn trong vỏ chai và cũng không sinh ra ở nhiệt độ thường hoặc đông lạnh. Tuy vậy ở nhiệt độ cao thì có thể, về lý thuyết. Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể đề cập đến vấn đề này nhưng chúng ta cần cẩn trọng.

Các loại Wrap mà mọi người hay gọi là bao kiếng để bọc thực phẩm và các loại nhựa dẻo, hầu hết làm bằng nhựa PVC. Các nghiên cứu cho thấy DEHA (chất cho vào để tăng độ dẻo của nhựa PVC) có thể thôi nhiễm ra thực phẩm chứa chất béo như đồ chiên, thịt,… khi bao gói thực phẩm và đun nấu, kể cả hâm với lò vi sóng.

Như chúng ta đã biết, DEHA được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các chất “chưa thể phân loại” là chất gây ung thư. Khác với trường hợp đông lạnh, khả năng thôi nhiễm DEHA ở nhiệt độ cao là có thật. Chưa kể các chất khác chưa rõ tác hại, dù các nghiên cứu chỉ ra mức độ thôi nhiễm rất thấp so với ngưỡng có thể gây hại, nhưng không rõ tốc đào thải của cơ thể là nhanh hay chậm. 

Chai nhựa PVC sử dụng chỉ thôi nhiễm thấp ở nhiệt độ cao

Dù vậy, việc thôi nhiễm chất trong nhựa ở nhiệt độ cao cũng đủ để chúng ta thay đổi thói quen giúp giảm thiểu phơi nhiễm không đáng có, bằng cách:

Không dùng nilon bọc thức ăn để bọc thức ăn khi hâm nấu, trừ khi hộp sản phẩm có ghi là an toàn khi ở nhiệt độ cao

Không đun/hâm nóng thực phẩm chứa trong đồ nhựa không phải thiết kế để đựng thực phẩm nóng như (hũ kem/lọ)

Không đựng thực phẩm  trong đồ nhựa không được thiết kế để đựng thực phẩm nói chung như (lọ/hũ mỹ phẩm, chai nước rửa chén)

Một số lưu ý để sử dụng đồ nhựa, chai nhựa đúng cách

Nếu bạn cảm thấy sử dụng chai nhựa là cách tiết kiệm cho gia đình thì bạn cần chú ý, các loại nước sẽ bảo quản lâu trong tủ lạnh nên sử dụng bình thủy tinh để thay thế các loại bình nhựa, chai nhựa. Với chai nhựa thì nên rửa sạch để hạn chế vi khuẩn và chỉ nên tái sử dụng một lần. 

Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng nhiều lần. Vì vậy, bạn cần lưu ý ký hiệu và con số được đánh giá trên mỗi chai nhựa giúp bạn nhận biết các chai nhựa có thể tái sử dụng.

Chai nhựa đánh số 1 chỉ dùng 1 lần

Chai nhựa đánh số 1: (PET hay PETE) chỉ an toàn khi sử dụng một lần. Khi tiếp xúc với oxi hay ở nhiệt độ cao (gồm ánh nắng mặt trời), những loại chai này sẽ bị phân hủy thành các chất độc hại.

Chai đánh số 3 hoặc số 7 (PVC và PC): Đây là 2 loại hóa chất độc hại, dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống và loại nhựa này rất khó làm sạch, các chất sót lại dễ trở thành ổ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe

Chai nhựa được sản xuất từ Polyethylene (số 2 và 4) là Polypropylene (Số 5 và PP) Phù hợp để sử dụng nhiều lần. Tuy vậy, các loại chai này cần đảm bảo được làm sạch thường xuyên khi sử dụng. 

Với những thông tin trên đây, Nhựa Thuận Phong hy vọng bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong việc tái sử dụng các loại chai nhựa. Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và người thân khi sử dụng chai nhựa, hộp nhựa đựng thực phẩm trong cuộc sống hằng ngày. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon