Biển là nguồn cung cấp các loại thủy hải sản và cũng là cơ hội cho sự phát triển của ngành du lịch và giao thương đường biển. Tuy nhiên, các vùng biển hiện nay đang bị ô nhiễm ngày càng nặng nề mà đây là một trong những nguyên nhân gây hại tới các loài sinh vật dưới nước và hoạt động kinh tế của con người. Để có kế hoạch ngăn tình trạng ô nhiễm môi trường biển diễn ra, tham khảo ô nhiễm môi trường biển là gì? qua bài viết dưới đây nhé.
Ô nhiễm môi trường biển là gì?
Ô nhiễm môi trường biển là tình trạng nước biển có nhiều tạp chất và bị biến đổi tính chất lý hóa vốn có gây mất mỹ quan ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật, con người và quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
Rác thải chất đống, tràn dầu khắp nơi, tôm cá chết ngổn ngang,… đây là hình ảnh không còn xa lạ ở những vùng biển tại Việt Nam. Ngay cả ở khu du lịch có lượng khách đến nhiều cũng bị rác thải “bủa vây” làm mất mỹ quan.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, tình trạng này là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển. Theo đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân khác như:
Nguyên nhân tự nhiên
Sự phun trào nham thạch núi lửa dưới lòng biển có thể gây ra hiện tượng sinh vật biển chết hàng loạt khiến nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Hòa tan nhiều muối khoáng có nồng độ cao, trong đó chất gây ung thư như Asen và chất kim loại nặng,…
Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông.
Theo thời gian, nước hòa tan với muối khoáng và mỏ kim loại khiến nồng độ tạp chất trong nước tăng cao, gây ô nhiễm môi trường biển.
Hiện tượng thủy triều đỏ là dòng chảy của biển không được lưu thông, dinh dưỡng trong nước biển dồi dào khiến tảo biển phát triển nhanh chóng và khiến tảo nở hoa ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh làm ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân do con người
Nước thải sinh hoạt trong nhà máy, xí nghiệp: Nước thải trong quá trình sinh hoạt và công nghiệp sản xuất không được xử lý triệt để, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân khiến biển bị ô nhiễm.
Hoạt động khai thác dầu và giao thông đường biển là nguyên nhân khiến dầu tràn trên bề mặt biển. Dầu nổi và không tan trong nước nhưng khó xử lý và thu hồi, có thể cản trở quá trình hấp thụ oxy của sinh vật, sự khúc xạ ánh sáng và phát triển của tôm cá.
Hoạt động đánh bắt trái phép bằng thuốc nổ, điện khiến sinh vật biển chết hàng loạt ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Thực trạng ô nhiễm môi trường biển hiện nay
Ô nhiễm môi trường biển không chỉ là vấn đề nan giải trên thế giới mà còn là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Hiện trạng là ô nhiễm môi trường biển Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới, chủ yếu ô nhiễm rác thải. Hiện tượng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam có quy mô rộng khắp trên 28 tỉnh thành, điển hình ô nhiễm môi trường biển Đà Nẵng, Nha Trang và dọc miền Trung,… Đây là thách thức lớn với nền kinh tế biển ở nước ta.
Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, các khu rừng ngập mặn tràn ngập túi rác nilon. Ngoài ra, hiện tượng chất thải sinh hoạt phát sinh 28 tỉnh ven biển nước ta vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (38.500 tấn/ngày). Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia đang đứng trước các thách thức.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển
Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm ở mức đáng báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia. Những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường biển có thể kể đến như:
- Làm suy thoái sự đa dạng của sinh học biển, điển hình như hệ sinh thái san hô.
- Phá hoại và tuyệt chủng các loài sinh vật, hải sản gần bờ.
- Gây mất mỹ quan, khiến doanh thu ngành du lịch thiệt hại nặng nề.
- Làm hỏng các thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.
- Tác động và kìm hãm phát triển kinh tế biển,…
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển
Trước những hậu quả khôn lường của ô nhiễm môi trường biển gây ra, chúng ta nên có các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này như:
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác biển, nghiêm cấm đánh bắt thủy hải sản, chất nổ, hóa chất độc hại.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường biển, tích cực phát động hành động dọn dẹp vệ sinh, đặt thùng rác nhựa ở các điểm tập trung đông người trên biển.
- Xử phạt nặng các hành vi khai thác quá mức, tràn dầu, trái pháp luật
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy trình trước khi thải ra môi trường.
- Kiểm tra, giám sát về môi trường, xây dựng hệ thống quan trắc và đánh giá mức độ nguồn gây ô nhiễm để xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về ô nhiễm môi trường biển là gì, hy vọng bài viết có thể giúp quý khách giải đáp được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, hậu quả và các giải pháp khắc phục hiệu quả.