Quản Lý Chất Thải Nông Thôn Được Thực Hiện Như Thế Nào?

Để nâng cao hiệu quả trong các công tác xử lý, thu gom chất thải, nước thải sinh hoạt nông thôn, cần thực hiện các biện pháp tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, xây dựng mô hình thí điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng phổ biến. Quản lý chất thải nông thôn được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.

Thực trạng ô nhiễm rác thải tại môi trường như thế nào?

Vấn đề ô nhiễm rác thải nông thôn là vấn đề vô cùng cấp thiết tại các làng quê. Đặc biệt tại Hà Tĩnh, với dân số hơn 1 triệu người, ước tính mỗi ngày lượng rác thải phát sinh trên địa bàn khoảng 700 tấn/ngày với tỷ lệ thu gom xử lý đạt 70%, lượng nước thải khoảng 83000m3/ngày nhưng phần lớn chưa được xử lý đúng quy định. 

Thực trạng rác thải tại nông thôn hiện nay

Cùng với đó là hệ thống thoát nước ở các xã chưa nhận được sự quan tâm từ phía chủ đầu tư. Ý thức trách nhiệm của người dân trong xử lý, thu gom rác thải là chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi làm môi trường bị ô nhiễm tại các xã còn rất phổ biến.

Mặc dù được các cấp, ngành quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức tham quan một số địa phương đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt như Thái Nguyên, Ninh Bình. Dù vậy, chi phí đầu tư còn khá cao và cần có kỹ thuật vận hành và chi phí duy trì hằng năm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải

Tại các xóm thôn, làng bản đã có ý thức trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn chỉ dừng lại ở mô hình, việc tái sử dụng, tái chế rác chưa được chú trọng. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải ở khu vực nông thôn còn thấp dẫn đến lượng rác thải tập trung các điểm tập kết và điểm xử lý cao, gây quá tải cho điểm tập kết, điểm xử lý rác, bãi rác.

Tình trạng vứt rác bừa bãi dù đã ngăn cấm

Chưa kể, chi phí vận chuyển và xử lý rác cao, gây ra nhiều gánh nặng cho ngân sách nhà nước và người dân.

Mỗi cá nhân chưa thực sự chú trọng trong việc bảo vệ môi trường nói chung cho toàn xã hội.

Quản lý chất thải nông thôn được thực hiện như thế nào?

Trước tình trạng ô nhiễm rác thải ở nông thôn, các phòng ban điều phối phối hợp với trung tâm tiến bộ khoa học công nghệ nghiên cứu đề tài đồng bộ hóa quản lý kỹ thuật trong xử lý rác và nước thải sinh hoạt trong khu dân cư. 

Trong đó, chất thải sinh hoạt được phân loại tại chỗ, nước thải sinh hoạt thí điểm thực hiện các hình thức theo phương án thu gom xử lý tại chỗ với công nghệ đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng, phù hợp với khu vực nông thôn.

Giải pháp giúp giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt

Theo định hướng trên, giải pháp quản lý chất thải nông thôn sẽ tập trung vào việc giáo dục, tuyên truyền để hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ gia đình và cộng đồng. 

Xây dựng quy chế quản lý và sự tham gia của các bên liên quan phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm huy động sự tham gia và đồng bộ hóa công tác quản lý kỹ thuật trong việc quản lý phân loại xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt

Tổ chức những buổi Talkshow về bảo vệ môi trường

Xây dựng bổ sung chỉ số xử lý nước thải, rác thải ngay tại nguồn theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xây dựng quy chế cộng đồng phân loại, xử lý nước thải, rác sinh hoạt. Xây dựng dự thảo về chế tài xử phạt hành vi vi phạm xả thải chưa qua xử lý

Về mặt kỹ thuật, giải pháp ứng dụng chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải hữu cơ có trong nước sinh hoạt và chất thải với mục tiêu: hạn chế lượng rác phải thu gom, tái sử dụng chất thải để làm phân hữu cơ, xử lý tập trung, đề xuất phương án thu gom, xử lý rác tại chỗ với công nghệ đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng với khu vực nông thôn mà vẫn đạt hiệu quả.

Việc quản lý chất thải tại nông thôn còn nhiều hạn chế vì thế chúng ta cần tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Có thể là tái chế các vật dụng chứa rác hoặc làm chậu trồng hoa từ rác thải nhựa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon