Bức xạ là gì? Ảnh hưởng của bức xạ đối với môi trường và sinh vật

Bức xạ là một phần của trái đất, nó tồn tại từ lâu đời. Các chất phóng xạ tự nhiên có trong sàn nhà, tường nhà, khí phóng xạ trong không gian mà chúng ta hít thở. Cơ thể của chúng ta như mô, xương, cơ chứa các nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Bức xạ có thể gây ra nhiều tác động đối với sinh vật và môi trường. Để làm rõ vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bức xạ là gì? Các loại bức xạ trong môi trường sống

Thuật ngữ bức xạ rất rộng gồm ánh sáng và sóng vô tuyến. Trong ngữ cảnh của chúng ta, nó đề cập đến bức xạ “ion hóa” có nghĩa là vì bức xạ đi qua vật chất, có thể khiến nó bị tích điện hoặc ion hóa. Trong các mô sóng, ion điện do bức xạ tạo ra có thể gây ảnh hưởng đối với quá trình sinh học bình thường. Có nhiều bức xạ khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng, các bức xạ ion phổ biến thường được nhắc đến là:

Bức xạ Alpha

Bức xạ Alpha gồm các hạt mang điện tích dương do nguyên tử của các nguyên tố như uranium và radium phát ra. Bức xạ có thể được ngăn chặn hoàn toàn bởi một tờ giấy hoặc lớp bề mặt của biểu bì như da. Tuy vậy, nếu vật liệu phát ra alpha được đưa vào cơ thể bằng cách ăn, hít thở hoặc uống thì chúng có thể tiếp xúc trực tiếp với mô bên trong, vì thế có thể dẫn đến tình trạng tổn thương sinh học

Bức xạ Alpha bao gồm các hạt điện tích dương

Bức xạ Beta

Bức xạ beta gồm các electron: Chúng có khả năng xâm nhập mạnh hơn so với các hạt Alpha và có thể đi qua 1 – 2 cm nước. Một tấm nhôm dày vài mm có thể ngăn được bức xạ beta

Tia Gamma

Tia Gamma là bức xạ điện từ tương tự tia X, ánh sáng và sóng vô tuyến. Tia gamma tùy vào năng lượng của chúng, có thể đi qua cơ thể người nhưng cũng có thể bị ngăn lại bởi các bức tường dày bằng bê tông hoặc chì

Nơtron

Nơtron là các hạt không có khả năng tích điện và không tạo ra ion hóa trực tiếp. Tuy vậy, sự tương tác của chúng với nguyên tử vật chất có thể tạo ra tia Alpha, beta, gamma hoặc X, sau đó tạo ra sự ion hóa. Các nơtron có thể xuyên qua và chỉ bị chặn bởi các khối bê tông, nước hoặc parafin.

Dù chúng ta không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được sự hiện diện của bức xạ nhưng nó có thể được phát hiện và đo lượng với số lượng nhỏ nhất bằng dụng cụ đo bức xạ khá đơn giản.

Ảnh hưởng của bức xạ đối với môi trường và sinh vật như thế nào

Bức xạ có thể gây hại cho các loại sinh vật sống bằng nhiều cách khác nhau. Khi quan niệm về bức xạ hạt nhân có thể gây hại với các sinh vật, nhiều yếu tố mà chúng ta cần xem xét như:

Sự ảnh hưởng của bức xạ đối với sinh vật

Fukushima bị mọc thêm chân do nhiễm xạ
  • Cách mà bức xạ có thể gây ra thiệt hại
  • Các bộ phận của sinh vật bị tổn thương do bức xạ hạt nhân
  • Lượng bức xạ hạt nhân và một sinh vật phải tiếp xúc
  • Trước hết, chúng ta cần xem xét cách mà bức xạ hạt nhân gây ra những tác động xấu đối với sinh vật. 
  • Bức xạ hạt nhân gồm các hạt (bức xạ alpha và beta) và sóng điện từ (bức xạ gamma)\
  • Một số bức xạ hạt nhân không thể xuyên qua da và được da hấp thụ

  • Một số loại bức xạ khác có thể trực tiếp xuyên qua da và có thể hấp thụ bởi các cơ quan nội tạng

  • Một vật thể phóng xạ phát ra một trong 2 loại bức xạ có thể vô tình bị nuốt hoặc hít vào, cho phép bức xạ hạt nhân được hấp thụ bên trong cơ thể

  • Bức xạ được hấp thụ bởi các bộ phận sinh vật có chứa các cơ quan quan trọng như phổi hoặc gan, có thể làm hỏng các cơ quan này. Thiệt hại với cơ quan này có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài ngày hoặc giờ. 

Tất cả các bức xạ này có thể truyền năng lượng từ một hạt nguyên tử đang phân rã sang vật thể khác. Thiệt hại gây ra bởi bức xạ hạt nhân do sự truyền năng lượng của bức xạ hạt nhân

Bức xạ gây ra nhiều mối đe dọa đối với môi trường

Con người đang tiếp xúc trong giới hạn an toàn với 2 nguồn bức xạ là tự nhiên (mặt đất, vũ trụ,…) và nhân tạo. Trong đó, nguồn bức xạ nhân tạo chiếm 15% mà phần lớn trong số bức xạ nhân tạo có sự tiếp xúc của con người trong y học như chụp CT, chụp X – Quang,… phần nhỏ từ điện hạt nhân, thử nghiệm vũ khí.

Môi trường hệ sinh thái bị biến đổi do bức xạ gây ra

Theo giáo sư Stanislav Gelaskin, tiến sĩ sinh học từ Viện VNI IRAE: Mức độ ô nhiễm phóng xạ cao có thể làm gián đoạn quá trình sinh thái, tác động đáng kể đến đời sống thực vật và động vật từ đó làm thay đổi môi trường sống của chúng. Tuy vậy, dù các nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu tại khu vực ô nhiễm, cộng đồng khoa học vẫn tiếp tục các tranh luận về ảnh hưởng của sự phơi nhiễm bức xạ.

Biện pháp giảm thiểu bức xạ ra môi trường

Như chúng ta đã biết, bức xạ có thể gây ra nhiều mối đe dọa đối với sinh vật và con người. Vì vậy, các cơ quan chức năng, chính quyền cần triển khai việc tìm hiểu về mức độ ô nhiễm phóng xạ tại các địa phương. Từ các tài liệu này để có phương án quản lý hoạt động sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư

Khuyến cáo về các vấn đề tìm kiếm hoặc thặm dò để khai thác khoáng sản. Tại các khu vực có nhiều khoảng sản, khi thăm dò, tìm kiếm hoặc khai thắc có thể tác động đến môi trường và gây ra hiện tượng phát tán phóng xạ.

Kết luận, bức xạ có thể gây hại cho các sinh vật sống bằng việc làm hỏng tế bào của chúng, các tế bào có thể ngừng hoạt động hoặc không có khả năng tái tạo. Chúng ta có thể ngăn cách bức xạ bằng phương pháp che chắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon